• UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quyết định số 1950/QĐ-UBND về  ngày 13/7/2017 về  việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở SADACO tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

     

    Theo đó, Khu vực lập quy hoạch thuộc địa phận xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vị trí ranh giới quy hoạch được giới hạn bởi Phía Bắc giáp đường Tập Đoàn 7 Phước Bình, các phía còn lại giáp đất của dân. Quy mô diện tích khu đất là 20,55 ha, dân số tính toán khoảng 4.000 người, với tính chất là khu nhà ở và các dịch vụ đi kèm phân khu chức năng gồm: đất ở, đất nhà ở liên kế, đất ở vườn, đất ở chung cư, đất công trình dịch vụ công cộng, đất cây xanh công viên, đất công trình kỹ thuật, đất giao thông.

     

    Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân cư Sadaco mỹ xuân phú mỹ, tân thành, bà rịa vũng tàu

     

    [Image: 8sMDlIAASlH1_GUY6ogDgLWmRPrHW49P64iyzbtf...04-h903-no]

     

    Cơ cấu sử dụng đất Khu nhà ở SADACO cụ thể như sau:

     

    Đất ở có tổng diện tích 115.750 m2, gồm: Đất ở liên kế 41.494,4 m2, đất ở vườn 63.091,6 m2 , đất chung cư 11.164  m2 cao tối đa 18 tầng.

     

    Đất công trình dịch vụ công cộng có tổng diện tích 11.630,6 m2 gồm: Trường học 10.014,6 m2, trung tâm văn hóa 1.616 m2.

     

    Đất cây xanh - công viên, thể dục thể thao có tổng diện tích 10.774,1 m2.

     

    Đất công trình kỹ thuật có tổng diện tích 500 m2.

     

    Đất giao thông có tổng diện tích 66.925,3 m2.

     

    Thời gian thực hiện dự án trong 3 năm, chia làm 3 giai đoạn:

    + Giai đoạn 1: lập và phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công trong năm 2017.

    + Giai đoạn 2: thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong năm 2018.

    + Giai đoạn 3: xây dựng công trình và đưa dự án vào hoạt động từ năm 2018 đến năm 2020.

     

    Khu nhà ở SADACO chỉ có mặt phía Bắc giáp đường Tập đoàn 7 Phước Bình, các phía còn lại giáp đất của dân.

     

    Thông tin liên quan: Bán đất Thị Xã Phú Mỹ, bán đất thổ cư 2019, đất ở chính chủ bán, giá rẻ, vị trí đẹp, đường rộng. Mua bán đất ở Thị  Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu có giấy tờ sổ hồng đỏ. Bán đất Phú Mỹ Tân Thành -BRVT, có shr, xây dựng tự do. 

     

    Hotline PKD Nam Đô Land 1900636895 - 0967732911 (Zalo)


  • Dự án Sân bay quốc tế Long Thành đã bắt đầu triển khai công tác đo đạc kiểm đếm phục vụ giải phóng mặt bằng trên thực địa. Để thúc đẩy tiến độ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, ngày 11-3, Ban chỉ đạo về dự án của tỉnh đã nhóm họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái cùng Thứ trưởng Bộ Giao thông - vận tải (GT-VT) Lê Đình Thọ và Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh.

     

    Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Sân bay quốc tế Long Thành, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Đồng Nai làm chủ đầu tư nên tỉnh tiếp tục thực hiện theo quy định. Việc triển khai các công việc liên quan đến GPMB cần phải có sự đồng thuận chung của các sở, ngành và huyện Long Thành trên cơ sở bám chặt các quy định pháp luật, tránh trường hợp mỗi đơn vị khi triển khai lại có sự “vênh” nhau trong thực hiện.

     

     

     

    Cũng theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, quá trình kiểm đếm đo đạc phải được làm kỹ lưỡng tránh những phát sinh phức tạp về sau. Công tác tái định cư cần khẩn trương thực hiện từ quy hoạch phân nhóm, phân đối tượng, bốc thăm vị trí, mỗi suất đất là bao nhiêu… sau đó công bố tạo sự đồng thuận cho người dân khi thực hiện tái định cư.

     

    Về vấn đề quy hoạch hạ tầng giao thông, thoát nước, hệ thống điện, Bộ GT-VT đã giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cùng tư vấn làm việc với Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn nghiên cứu phương án tối ưu nhất về hệ thống thoát nước. “Bộ GT-VT cũng vất vả, phải huy động tổng lực để phối hợp với các đơn vị và tư vấn nước ngoài thực hiện nhiều hợp phần tổng thể dự án sân bay. Trong đó, một trong những hợp phần quan trọng là việc xây dựng kết cấu hạ tầng, điện, thoát nước… hệ thống giao thông kết nối TP. Hồ Chí Minh với sân bay”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho hay.

     

    Về Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng sân bay (F/S), theo tính toán của Bộ GT-VT, đến cuối tháng 4-2019 sẽ cơ bản hoàn thành thủ tục trình Hội đồng thẩm định Nhà nước xem xét, đến tháng 10 sẽ trình Quốc hội và đến cuối năm nay sẽ  trình Thủ tướng phê duyệt. Để sớm khởi công, Bộ GT-VT và tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác GPMB và các vấn đề liên quan. “Khâu quan trọng nhất hiện tại vẫn là triển khai công tác thu hồi đất, tái định cư sân bay. Dự kiến đến tháng 10-2020 sẽ khởi công dự án sân bay và đến năm 2025 sẽ đưa vào khai thác giai đoạn 1. Nếu có mặt bằng sạch, việc xây dựng nhà ga sân bay có thể rút ngắn và hoàn thành trong khoảng 3 năm”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho hay.

     

    Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết thêm, để phối hợp và hỗ trợ Đồng Nai trong giải phóng mặt bằng, Bộ GT-VT đã chỉ đạo ACV thành lập tổ công tác với 10 nhân sự. Những thành viên trong tổ công tác này có trách nhiệm hỗ trợ, giải thích các vướng mắc mà địa phương gặp phải. Khi cần thiết, Đồng Nai có thể điều động nhân lực từ tổ công tác này tăng cường cho công tác GPMB.

     

    Gần 300 nền tái định cư được bàn giao sớm

     

    Theo kế hoạch, sẽ có khoảng 200 hộ dân với gần 300 nền đất long thành tái định cư sẽ được bàn giao sớm nhất vào cuối năm 2019 nhằm phục vụ giai đoạn 1 của sân bay. Do đó, công tác bố trí tái định cư cho các trường hợp này phải được làm rất nhanh, nhưng đồng thời phải đảm bảo quyền lợi của người dân trong vùng dự án khi di dời đến vị trí mới. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh, cách tốt nhất là bố trí các hộ dân nói trên vào cùng một khu để tạo sự thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt.

     

    Không còn đường lùi

     

    Về tình hình triển khai các công tác liên quan đến GPMB, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Nguyễn Ngọc Hưng cho hay, đối với 2 khu tái định cư, Sở đã trình UBND tỉnh quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường cho Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai.

     

    Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh cũng đã phối hợp Sở Kế hoạch - đầu tư, Sở Xây dựng thực hiện rà soát hồ sơ thiết kế cơ sở các dự án thành phần để trình UBND tỉnh phê duyệt. Dự kiến, từ quý II-2019 sẽ bắt đầu chi trả trước 50% tiền bồi thường vườn cây cao su cho Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai để lấy mặt bằng xây dựng 2 khu tái định cư. Các cơ quan liên quan và huyện Long Thành tiếp tục kiểm đếm thống kê về đất đai, tài sản, cây trồng đối với các trường hợp còn lại, xác nhận nguồn gốc đất và tài sản.

     

    Đối với phạm vi 5.000 ha xây dựng sân bay, UBND huyện Long Thành đã hoàn thành việc gởi thông báo thu hồi đất đến 5.283 hộ/15.716 thửa đất trên địa bàn 6 xã: Bàu Cạn, Bình Sơn, Cẩm Đường, Long Phước, Long An và Suối Trầu. Sở TN-MT sẽ ban hành thông báo thu hồi đất, kiểm kê phần diện tích 1.800 ha của Tổng công ty Cao su Đồng Nai và các tổ chức khác. Song song đó Sở TN-MT cũng sẽ trình tỉnh thẩm định, trình phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

     

    Đánh giá tiến độ GPMB Sân bay Long Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái khẳng định, Đồng Nai sẽ thực hiện quyết liệt theo yêu cầu đề ra. Tỉnh xác định, GPMB là  công tác trọng tâm, phải được khẩn trương thực hiện theo quy tắc đồng hồ đếm ngược và không còn đường lùi. “Tiến độ hằng ngày cần kiểm soát chặt chẽ, khâu nào chậm phải có biện pháp bù lại kịp thời vì chậm ngày nào là sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn bộ dự án và mục tiêu đưa sân bay vào hoạt động giai đoạn 1 năm 2025. Những khó khăn vướng mắc phải được báo cáo ngay để có phương án tháo gỡ, điều này thể hiện trách nhiệm của các thành viên trong Ban chỉ đạo và Tổ công tác thực hiện GPMB”, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu.

     

    Trước đó, tháng 11-2018, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Sân bay quốc tế Long Thành. Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư dự án có tổng mức đầu tư 22.856 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng hạ tầng 2 khu tái định cư (Lộc An - Bình Sơn 282,3 ha; một phần Phân khu III khu dân cư, tái định cư Bình Sơn 81,8 ha) là 4.189 tỷ đồng; tái lập hạ tầng ngoài ranh giới cảng hàng không là 479 tỷ đồng; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 17.855 tỷ đồng.

     

    Mục tiêu của Dự án nhằm thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để có mặt bằng “sạch” giao chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành đúng tiến độ.

     

    Gặp gỡ, động viên nhân sự thực hiện công tác giải phóng mặt bằng

     

    Hiện tại, lực lượng nhân sự từ các sở, ngành và địa phương khác đã được điều động sẵn sàng phục vụ công tác GPMB Sân bay Long Thành. Trong ngày hôm nay (13-3), lãnh đạo tỉnh sẽ có buổi gặp gỡ, động viên và giao nhiệm vụ đối với khối nhân sự được tăng cường này. Theo đó, ngay sau buổi gặp, các công tác liên quan đến tuyên truyền vận động người dân và công tác GPMB sẽ được triển khai nhanh hơn trên thực địa.

     

    Thành lập Hội đồng thẩm định về dự án Sân bay Long Thành

     

    Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư  là Chủ tịch Hội đồng thẩm định. Hội đồng được quyền thuê tư vấn nước ngoài hoặc liên danh tư vấn trong nước và nước ngoài độc lập để thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) dự án.

     

    Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GT-VT phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hướng dẫn chủ đầu tư sớm hoàn thành công tác lập FS và bố trí vốn cho việc lập, thẩm tra báo cáo này.

     

    Hotline PKD Nam Đô Land 1900636895 - 0967732911 (Zalo)
     

    Nam Đô Land một trong những địa điểm đáng tin cậy cho quý khách hàng đang muốn mua đất nền dự án, đất nền thổ cư, nhà đất Đồng Nai, nhà đất Bà Rịa Vũng tàu.

     

    Văn Gia

     


  • Khoảng 1.900 lô đất được bán nhưng quá hạn hai tháng vẫn chưa ra sổ đỏ, khiến nhiều khách hàng bức xúc.

     

     Tối 14/3, hàng trăm khách hàng mua đất tại ba dự án Sakura, Hera, Eco Future Park tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đã tụ tập ở trụ sở Công ty cổ phần dịch vụ bất động sản Hoàng Nhất Nam (Nhất Nam Land) tại quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đòi sổ đỏ.

     

      Theo phản ánh, phía công ty đã bán hơn 1.900 lô đất cho hơn 1.000 khách hàng trong cả nước. Bốn tháng qua, hơn 1.000 khách hàng đã trả theo tiến độ 95% tiền mua đất (gần 700 tỷ đồng) cho Nhất Nam Land nhưng việc làm sổ đỏ vẫn chậm hơn hai tháng so với cam kết trước đó của công ty. Họ cũng không thể liên lạc được với ông Nguyễn Đức Tâm - Chủ tịch HĐQT Nhất Nam Land.

     

    Ngày 14/3, khi biết ông Tâm có mặt tại trụ sở công ty, khách hàng đã gọi nhau đến, yêu cầu lãnh đạo Nhất Nam Land trả lời rõ ràng về số phận ba dự án. Nhóm khách hàng cho biết đã soạn đơn tố cáo công ty bất động sản này có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gửi công an.

     

     Trước áp lực từ hàng trăm nhà đầu tư thứ cấp, ông Nguyễn Đức Tâm giải thích, công ty nhận phân phối đất cả ba dự án từ chủ đầu tư là Công ty Bách Đạt An (có văn phòng đại diện tại đường Nguyễn Du, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Nhưng phía Bách Đạt An đang đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ông Tâm khẳng định sẽ làm việc với Bách Đạt An để ra sổ đỏ cho khách hàng. Trong gần 700 tỷ đồng khách đã thanh toán, Nhất Nam Land nói đã chuyển 282 tỷ cho Bách Đạt An.

     

    Tuy nhiên, ông Tâm không trả lời được số tiền 400 tỷ còn lại đang ở đâu. Không đồng tình, nhiều người yêu cầu ông Tâm triệu tập cổ đông và kế toán trưởng ngay trong đêm để chất vấn.

     

    Đến khoảng 2h sáng, khách hàng mới chịu ra về sau khi ông Tâm đồng ý ký vào biên bản sẽ cùng làm việc với đại diện khách hàng và Bách Đạt An vào ngày 15/3.

     

    Đến sáng nay 15/3, hàng trăm người dân tiếp tục kéo vào trụ sở của Bách Đạt An tại thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) để đòi quyền lợi. Sau nhiều đôi co, phía Bách Đạt An đã làm văn bản thông báo sẽ tổ chức cuộc họp với Nhất Nam Land vào buổi chiều.

     

    Các dự án bán cho khách đều chưa hoàn thiện hạ tầng. Tuy nhiên, Nhất Nam Land đã phân phối, bán đất và hơn 1.000 người đã trả 95% số tiền mỗi lô. Đất tại đây đã được "thổi" giá lên trên dưới 1 tỷ đồng cho diện tích khoảng 100 m2. Công ty hứa hẹn đến tháng 1/2019 sẽ hoàn thiện và giao sổ đỏ. Đến giữa tháng 1, khách hàng đã một lần tới trụ sở văn phòng Công ty Bách Đạt An đòi sổ đỏ.

     

     Sau khi người dân gửi đơn đến UBND tỉnh Quảng Nam, ngày 28/2, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh này đã trả lời và cho biết, ba dự này chưa hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, chưa có quyết định giao đất, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất... nên chưa đủ điều kiện nghiệm thu để cấp sổ đỏ và chưa được Sở Xây dựng Quảng Nam xác nhận đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

     

    "Việc ký kết hợp đồng giữa Công ty Cổ phần Bách Đạt An với Công ty Hoàng Nhất Nam và khách hàng là chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật", Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam kết luận và cho rằng đây là quan hệ giao dịch dân sự được điều chỉnh tại Bộ luật Dân sự, thẩm quyền giải quyết là toà án. Tại các hợp đồng ký kết giữa hai công ty cũng như phiếu đăng ký mua sắm sản phầm, các chủ thể tham gia thống nhất xác định nếu có vấn đề phát sinh tranh chấp thì khởi kiện tại tòa án.

     

    Ông Nguyễn Đạt, Phó chủ tịch thị xã Điện Bàn cho biết, người dân mua đất dự án của công ty Bách Đạt thông qua các sàn giao dịch bất động sản, dưới dạng hình thức hợp đồng góp vốn nhưng loại hợp đồng này chưa đủ điều kiện theo quy định hiện nay.

     

    Dự án ở thị xã Điện Bàn, chưa hoàn thành đã bán đất cho người mua nhưng ông Đạt cho rằng việc này không diễn ra ở địa bàn thị xã mà ở TP Đà Nẵng nên không nắm bắt kịp thời.

     

    "Chuyện mua bán đúng hay không thì đã hướng dẫn người dân đến tòa án giải quyết, còn địa phương đã cảnh báo nhiều lần rồi", ông Đạt nói. Đại diện xã cho rằng đa phần người dân nắm không đầy đủ pháp luật về dân sự, đất đai, xây dựng và bất động sản. Nhiều người khi đó thấy có lợi vì chênh lệch giá nên tìm mọi cách khai thác.

     

    Thanh tra Sở Xây dựng yêu cầu Công ty Bách Đạt tiếp tục hoàn thiện các thủ tục hồ sơ liên quan đến các dự án và tổ chức thi công xây dựng đúng quy định của pháp luật để có đủ điều kiện chuyển nhượng sử dụng đất đúng quy định.

     

    Nguyễn Đông - Đắc Thành 


  • Ngày 14-3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, TP.Biên Hòa và đơn vị chủ đầu tư về quy hoạch 1/500 Khu dân cư, khu tái định cư Hiệp Hòa tại xã Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa).

     

    Dự án nằm ở đường nối cầu Bửu Hòa và đường Đặng Văn Trơn, có tổng diện tích gần 29 hécta chia làm 2 khu để thực hiện. Trong đó, sẽ có khu dân cư thương mại, khu tái định cư gồm: nhà ở liên kế, nhà sân vườn, biệt thự, chung cư cao tầng...

     

     

     

    Đất biên hòa hiện hữu của dự án này chủ yếu là đất trồng lúa nước, đất nuôi trồng thủy sản. Trong khu vực dự án có 2,5 hécta là đất công. Khi dự án hoàn thành, dự tính quy mô dân số toàn khu là từ 4.800 - 5.700 người.

     

    Dự án Khu dân cư, khu tái định cư Hiệp Hòa do Công ty TNHH đầu tư phát triển Hiệp Hòa làm chủ đầu tư. Vấn đề được đại diện nhiều sở, ngành có ý kiến là thiết kế nhà ở từng khu vực, hệ thống xử lý nước thải, cảnh quan, trồng cây xanh, thường giao thông...

     

    Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh chỉ đạo, dự án phải thực hiện đầy đủ theo quy định và xây dựng theo đúng quy hoạch, tránh tình trạng xây dựng hạ tầng xong rồi phân lô, bán nền. Đây là cửa ngõ vào TP.Biên Hòa nên thiết kế xây dựng dự án phải đẹp, tạo điểm nhấn cho thành phố và nên thiết kế nhà ở hướng ra sông.

     

    Xem Quyết định số 28 của sở tài nguyên môi trường

     

    Hotline PKD Nam Đô Land 1900636895 - 0967732911 (Zalo)

     

    Hương Giang


  • Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120km, Hồ Tràm thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Là điểm du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại, tắm biển với những bãi tắm đẹp còn rất hoang sơ. Hồ Tràm không ồn ào, náo nhiệt, biển rất trong xanh với bờ cát mịn.

    sanctuary-ho-tram-resort-33Sanctuary Hồ Tràm Resort với gam màu trắng chủ đạo tạo nên sự trang nhã và tinh tế. Kiến trúc hiện đại của Resort phối hợp hài hòa với thiên nhiên.

    Nhiều lý do khiến giá đất Hồ Tràm tăng đột biến

     

    Những ngày đầu năm Kỷ Hợi 2019, BR-VT thu hút đông đảo du khách đến du Xuân. Danh tiếng du lịch BR-VT tiếp tục được củng cố với môi trường sạch đẹp, người kinh doanh trọng chữ tín, báo hiệu một năm “ăn nên làm ra”. Nhân dịp này, lãnh đạo ngành du lịch và các DN cùng chia sẻ những dự định, kế hoạch và kỳ vọng trong năm Kỷ Hợi 2019.

     

    BÀ TRẦN THỊ THU HIỀN, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ DU LỊCH: Thực hiện nhiều phần việc để phát triển du lịch

     

    Năm 2019, ngành du lịch tỉnh đặt mục tiêu thu hút 3,53 triệu lượt khách lưu trú, tăng 14% so với năm 2018. Để đạt được mục tiêu trên, ngành du lịch tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27-12-2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030.

     

    Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Xây dựng Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại tỉnh BR-VT giai đoạn 2019-2025; nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ, tạo môi trường du lịch lành mạnh, thân thiện, hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, ngành cũng tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, liên kết phát triển du lịch triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; thúc đẩy công khai quy hoạch, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới khác biệt, có tính lan tỏa và có sức cạnh tranh cao, đáp ứng thị hiếu du khách; đổi mới hình thức và tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch ra nước ngoài; thử nghiệm và đưa vào hoạt động ứng dụng quảng bá du lịch trên smartphone, xây dựng đề án “Phát triển thị trường du lịch”, đề án “Phát triển nguồn nhân lực”, ban hành quy chế quản lý bãi tắm…

     

    Trong khoảng gần 1 triệu lượt du khách quốc tế và nội địa đến Xuyên Mộc hàng năm thì có tới hơn 70% chọn Hồ Tràm – Bình Châu làm điểm dừng chân. Nhờ vào lợi thế thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa, lại chỉ cách TPHCM hơn 1h30 giờ di chuyển, Hồ Tràm – Bình Châu đang thu hút mạnh du khách và các nhà đầu tư chiến lược.

     

    Riêng khu vực Hồ Tràm – Bình Châu đã chiếm tới 50% tổng số các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch – nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện với tổng vốn đăng ký gần 7.000 tỷ đồng và 4,75 tỷ USD.

     

    Biển Hồ Tràm là một trong những bãi biển hiếm hoi ở Việt Nam còn giữ được nét đẹp hoang sơ, kì vĩ. Những cánh rừng nguyên sinh trải dài theo bờ biển khiến nơi này sở hữu vẻ đẹp tự nhiên, khí hậu trong lành, mát mẻ ít nơi nào sánh được. Không chỉ du khách Hà Nội, Sài Gòn mà đặc biệt là khách châu Âu, rất thích về đây nghỉ dưỡng.

     

    Casino The Grand và sân golf quốc tế The Bluffs cũng nhờ vị thế sát biển mà hàng năm thu hút hàng ngàn khách nước ngoài tới giải trí và thi đấu các giải golf quốc tế.

     

    Ngoài tiềm năng biển, những điểm dừng chân cách Hồ Tràm không xa như núi Tầm Bồ, suối nước nóng, rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu (một trong số ít rừng nguyên sinh còn lại ở nước ta)… cũng giúp nơi này trở nên nổi bật nhờ lợi thế đa dạng sinh thái, hiếm nơi nào có được.

     

    Thêm vào đó, chủ trương xây dựng sân bay Lộc An được chấp thuận, càng khiến giới đại gia cả nước quan tâm, thị trường BĐS khu vực Hồ Tràm và các vùng lân cận vì thế chuyển động chóng mặt.  Hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng “khủng” rục rịch khởi công, nhà đầu tư Sài Gòn, Hà Nội ồ ạt đổ về săn quỹ đất.

     

    Dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng quá tải

     

    Hiện nay, những ai đặt chân đến Khu vực Hồ Tràm sẽ không khỏi giật mình trước thực trạng các resort, khách sạn luôn rơi vào cảnh “cháy” phòng, điều mà trước đây chưa từng xảy ra. Đa số khách du lịch ở xa đều phải đặt trước ít nhất một tuần; khách đi theo đoàn có thể phải đặt trước nửa tháng.

    Trong vòng 3 năm tới, Hồ Tràm sẽ đón khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, và cần tới 8.000 phòng nghỉ để phục vụ. Nhưng hiện nay, nguồn cung tại Hồ Tràm đang rất khan hiếm, mới chỉ có khoảng 1.000 phòng, con số quá khiêm tốn so với nhu cầu ngày càng tăng cao của khách du lịch.

     

    Đây là cơ hội hiếm có cho các nhà đầu tư về đây xây dựng hệ thống khách sạn, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cho khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài. Viễn cảnh về một “thiên đường du lịch” tráng lệ không thua kém gì Thái Lan hay Singapore không bao lâu nữa sẽ được tái hiện ở Hồ Tràm.

     

    Điều đó lí giải tại sao, dù đất Hồ Tràm tăng tới 200-300%, nhưng giới đại gia Sài Gòn, Hà Nội, thậm chí là nhà đầu tư nước ngoài, vẫn liên tục “xuống tiền”, khiến cho cuộc chạy đua sở hữu BĐS ven biển ngày càng nóng. Thế nhưng, cơ hội thâu tóm lợi nhuận phi mã lại chỉ thuộc về người có tầm nhìn xa và “đi trước người khác một bước”.

     

    Chính vì lẽ đó, những vị trí đất nền ngay Ngã Tư Hồ Tràm đã có sổ riêng gần sát biển, sở hữu vĩnh viễn, chuyển nhượng ngay phù hợp để xây dựng khách sạn, spa, siêu thị, karaoke,.. đang trở thành hàng “hot” tại Hồ Tràm. Một trong số đó là Dự án đất nền Phố Vàng Thương Mại Hồ Tràm do Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Thiên An phân phối. “Đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng tại Hồ Tràm đang là xu hướng mới và là cơ hội siêu lợi nhuận. Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án tại khu vực Hồ Tràm, Thiên An Real đã có sẵn bài toán sinh lời cho khách hàng đầu tư với tỉ suất lên đến 45% một năm, hoàn vốn đầu tư trong vòng hai – ba năm, chưa kể giá trị gia tăng của lô đất”, ông Nguyễn Văn Thông – TGĐ Công ty Thiên An Real cho biết.

     

    Du lịch Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu khởi sắc 2019

     

    Hotline PKD Nam Đô Land 1900636895 hoặc Zalo 0967732911

    https://pearlriversidegiangdien.business.site/posts/1726602162430988629
    https://business.google.com/website/pearlriversidegiangdien/posts/1726602162430988629