• Theo quy định Luật Đất đai, khi chuyển nhượng đất, tài sản gắn liền với đất các bên phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Vậy, khi mua bán nhà đất nên công chứng hay chứng thực hợp đồng chuyển nhượng?

    Bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực

    Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (trong trường hợp này không bắt buộc mà theo yêu cầu của các bên).

    Nơi công chứng, chứng thực:

    - Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất được chuyển nhượng.

    - Việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn).

    Như vậy, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…) phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng. Các bên được quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực.

    Nên công chứng hay chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất?

    Tuy pháp luật quy định các bên có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; nhưng trước khi các bên lựa chọn thì cần biết những ưu, nhược điểm của công chứng và chứng thực.

    Công chứng nhà đất

    Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 thì công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng bằng văn bản.

    - Hợp đồng được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận khác.

    - Hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

    Chứng thực nhà đất

    Căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì UBND cấp xã chứng thực về:

    - Thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng;

    - Năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng.

    - Hợp đồng được chứng thực theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng (không có giá trị chứng cứ chứng minh về nội dung, trừ thời gian, địa điểm hợp đồng chuyển nhượng).

    Nhận xét về ưu, nhược điểm của công chứng và chứng thực

    * Công chứng:

    - Có giá trị pháp lý cao hơn:

    + Có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan;

    + Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật (bên bán phải chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua; bên mua phải trả tiền);

    + Hợp đồng có giá trị chứng cứ;

    + Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng không phải chứng minh.

    - Phí công chứng cao hơn.

    Xem chi tiết tại: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất

    * Chứng thực:

    - Thuận lợi hơn khi thực hiện: Văn phòng công chứng chủ yếu tập trung tại các thành phố nên việc chứng thực tại UBND cấp xã sẽ thuận lợi hơn cho người dân.

    - Phí chứng thực ít (50.000 đồng/hợp đồng).

    Tuy nhiên, điểm hạn chế của hợp đồng được chứng thực là khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng không có giá trị chứng cứ chứng minh về tình tiết, sự kiện trong hợp đồng mà chỉ chứng minh về thời gian, địa điểm…khi khởi kiện tại Tòa án nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh tình tiết, sự kiện trong hợp đồng.

    Kết luận:

    - Khi chuyển nhượng nhà, đất các bên có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; trước khi lựa chọn các bên nên biết về ưu, nhược điểm của từng loại hình.

    - Để loại trừ tối đa rủi ro pháp lý các bên thường thỏa thuận sẽ công chứng hợp đồng chuyển nhượng.

    Mua ban nha dat https://www.bandatnendongnai.vn/mua-ban-nha-dat/


  • Võ Thanh Long, 36 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng, bị cáo buộc huy động vốn nhiều người nhưng không chi trả.

    Ngày 30/11, Võ Thanh Long (Tổng giám đốc Khu du lịch sinh thái Phú Hữu, thuộc Công ty Cổ phần bất động sản Cao Thắng) bị Công an tỉnh Hậu Giang khởi tố, bắt tạm giam bốn tháng về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

    Theo điều tra, ông Long đã kêu gọi nhiều người bỏ vốn đầu tư theo hình thức đa cấp vào Khu du lịch Phú Hữu ở huyện Châu Thành, quy mô khoảng 20 ha, tổng vốn 600 tỷ đồng. Cuối năm 2018, khu du lịch được khai trương. 

    Tuy nhiên, công ty này không chi trả tiền theo thỏa thuận nên nhiều người kéo đến khu du lịch đòi hàng chục tỷ đồng nhưng không được nên gửi đơn tố cáo.

    Ông Long cũng chính là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Ước mơ Việt và Công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng.

    Giữa năm 2017, Long nhờ Phạm Lê Hoàng Uyển (42 tuổi, phóng viên tạp chí Hướng Nghiệp và Hòa Nhập) lo gỡ loạt bài đăng trên báo Phụ Nữ TP HCM phản ánh Công ty cổ phần bất động sản Cao Thắng và Công ty cổ phần Quốc tế Ước mơ Việt huy động vốn không minh bạch, có dấu hiệu lừa đảo tại dự án khu du lịch ở huyện Châu Thành.

    Uyển sau đó báo giá 700 triệu đồng và được Long đồng ý. Nhưng sau đó Long nghi ngờ và báo cảnh sát bắt giữ Uyển khi đang nhận trước 280 triệu đồng tại quán cà phê ở Cần Thơ.

    Hồi tháng 4, Phạm Lê Hoàng Uyển bị TAND TP Cần Thơ tuyên phạt 4 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Cửu Long

     


  •  Lợi thế thiên nhiên, hạ tầng hoàn chỉnh cùng lượng du khách tăng trưởng mạnh góp phần thu hút ông lớn bất động sản tăng rót vốn vào miền Trung.

     

    Sức hút từ bất động sản nghỉ dưỡng

     

    Trong những năm gần đây, nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ hai gia tăng nhờ mang lại không gian nghỉ dưỡng riêng tư cho gia đình, tạo hiệu quả cao về kinh tế khi cho thuê lại. Đây cũng là mô hình phục vụ lượng khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng cao, thúc đẩy sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng ven biển. Nhận thấy tiềm năng của thị trường, ngày càng nhiều thương hiệu trong nước và quốc tế đầu tư quỹ đất có vị trí tốt để phát triển dự án đẳng cấp, tạo nguồn cung chất lượng cao.

     

    Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2019, lượng khách nội địa đạt 45,5 triệu lượt, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 22,9 triệu lượt khách lưu trú. Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 7,5% so với cùng kỳ với gần 8,5 triệu lượt. Đây là một trong những động lực để bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục thu hút nhà đầu tư rót tiền.

     

     Giới chuyên gia bất động sản nhận định, sự bùng nổ của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển tại Việt Nam còn xuất phát từ cơ sở hạ tầng cải thiện, sản phẩm bất động sản ngày càng đa dạng và chất lượng cao. Trong đó, bất động sản nghỉ dưỡng miền Trung, nhất là Đà Nẵng, trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

     

    Dấu ấn của biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng

     

    Các chuyên gia nhận định, sức mua biệt thự biển những tháng đầu năm nay tăng cao so với thời hoàng kim của bất động sản nghỉ dưỡng năm 2016. Nguồn cung chất lượng trong phân khúc này không nhiều do quỹ đất ven biển hạn chế. Các khu vực ven biển có sức hút lớn nhờ vị trí thuận lợi khai thác kinh doanh  và phù hợp thị hiếu du khách.

     

    Đà Nẵng là một trong những thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sôi động nhất cả nước. Thành phố sở hữu đường bờ biển dài cùng nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Ngoài ra, Đà Nẵng còn sở hữu hệ thống giao thông thuận lợi nằm trên trục đường giao thông Bắc - Nam của quốc gia, kết nối với hệ thống cảng, sân bay...

     

    Một trong những dự án thu hút sự chú ý trên thị trường Đà Nẵng hiện nay là Fusion Resort & Villas Đà Nẵng của tập đoàn Lodgis. Trong giai đoạn một, dự án tung ra thị trường 44 căn biệt thự biển và đều đã có khách đặt mua.

     

     Dự án tọa lạc tại bờ biển Non Nước - một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới, hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách khi ghé thăm Đà Nẵng. Khu nghỉ dưỡng sang trọng bên biển được thiết kế tinh tế với hệ thống tiện ích phong phú. Trong đó nổi bật là hệ thống spa chăm sóc sức khỏe đặc trưng của Fusion, nhà hàng ẩm thực, hồ bơi hướng biển, câu lạc bộ thể thao, sân tennis, khu vui chơi trẻ em. Dự án còn được quản lý vận hành chuyên nghiệp bởi tập đoàn Fusion, hứa hẹn trở thành sản phẩm nổi bật trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

     

    Nhìn vào số lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam hàng năm, cho thấy biệt thự nghỉ dưỡng ven biển có nhiều tiềm năng phát triển trên thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Biệt thự nghỉ dưỡng góp phần mang đến kỳ nghỉ yên tĩnh và thư thái, sang trọng và đẳng cấp. Qua đó du khách tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi thoải mái trong không gian nghỉ dưỡng riêng tư, hiện đại và tiện nghi.

     

    Minh Anh


  • Với nguồn cung ngày càng khan hiếm, bất động sản ven sông tại TP.HCM có giá cao hơn 30 - 50% so với các dự án trong cùng phân khúc vẫn đang cháy hàng. Trong khi đó, tại khu vực phía Nam Sài Gòn, loại hình này đang được phát triển mạnh với giá phù hợp túi tiền. 

    Bất động sản ven sông ngày càng đắt giá

    Tại TP.HCM, nhà phố ven sông đang là loại hình bất động sản được ưa chuộng với nhu cầu mua cao nhất nhì thị trường nhờ tính thanh khoản cao và biên độ tăng giá vượt xa so với các loại hình khác.

    Theo khảo sát, yếu tố view sông đang là tiêu chí hàng đầu tạo nên giá trị bất động sản. Lợi thế này giúp bất động sản tăng thêm 20 - 30%, thậm chí lên đến 50% giá trị.

    Trong cùng một dự án, những sản phẩm có tầm nhìn trực tiếp ra sông sẽ có giá cao hơn khoảng 15 - 20%. Nhiều khách mua sẵn sàng trả chênh lệch lớn để sở hữu vị trí có tầm nhìn hướng sông hoặc tiếp giáp sông. 

    Ngoài yếu tố giá cả, hiện việc sở hữu nhà phố vườn ven sông còn trở nên khó khăn hơn do nguồn cung hạn chế.

    Bởi lẽ, loại hình này đòi hỏi các chủ đầu tư phải có quỹ đất rộng, vị trí đắc địa, thiên về thiên nhiên như sông nước, mảng xanh... Trong khi đó, TP.HCM đang dần cạn kiệt quỹ đất hội tụ các yếu tố này. 

    Xét về nguồn cung theo khu vực, bờ Đông thành phố năm 2017 - 2018 đã bùng nổ bất động sản cao cấp ven sông Sài Gòn. Hiện tại, khu Đông không có dự án mới sở hữu lợi thế này và cũng khó tìm được quỹ đất ven sông.

    Tương tự, tại khu Đông Bắc, chỉ còn rải rác một số ít dự án còn nguồn hàng sơ cấp chào bán. Riêng chỉ tại khu Nam, quỹ đất để phát triển bất động sản ven sông còn tương đối, đặc biệt là tại các khu đô thị vệ tinh lân cận. 

    Sức hút từ khu đô thị ven sông Nam Sài Gòn

    Xu hướng phát triển loại hình nhà phố ven sông đang được nhân rộng về khu vực phía Nam TP.HCM, đặc biệt là các đô thị vệ tinh.

    Trong đó, Cần Giuộc nổi bật với lợi thế sở hữu 49% quỹ đất dự án ven sông của Nam Sài Gòn với hệ thống sông Cần Giuộc, Cầu Tràm, Mồng Gà, Kinh Hàn, Soài Rạp cùng hơn 180 kênh rạch lớn nhỏ khác. 

    Mặt khác, vị trí liền kề Q.7 với 32,5km tiếp giáp Nhà Bè cùng quy hoạch hạ tầng bài bản lên đến hàng nghìn tỷ đồng đang giúp Cần Giuộc vươn lên thành điểm đến an cư và đầu tư lý tưởng của người Sài Gòn.

    Bên cạnh đó, việc tập trung nhiều khu công nghiệp lớn và cộng đồng cư dân lâu đời cũng đang góp phần tạo nâng tầm cho giá trị của bất động sản nơi đây.

    Với tiềm năng nở rộ, chỉ từ năm 2016 đến nay, Cần Giuộc có khoảng 26 dự án quy mô từ 10ha đến hơn 400 ha, trong đó 2/3 dự án tiếp giáp ít nhất một mặt sông.

    Giá bán phổ biến của các dự án ven sông dao động từ 18 - 25 triệu đồng/m2 tuỳ khu vực. Dù quy mô lên đến vài nghìn nền song đa số các dự án kể trên ghi nhận tỷ lệ hấp thụ cao kỷ lục, đạt 90 - 95% chỉ sau vài tuần công bố. 

    Nổi bật trong số đó phải kể đến Hiep Phuoc Harbour View tọa lạc mặt tiền đường Nguyễn Văn Tạo nối dài và trải dài 2km trên bờ sông Soài Rạp xanh mát.

    Dự án có quy mô tổng thể 30,2 ha bao gồm 1.557 nền nhà phố vườn được phát triển với mật độ xây dựng lý tưởng 43%.

    Thiết kế hiện đại với kết cấu 1 trệt, 2 lầu đi cùng diện tích lý tưởng 5x16m, Hiep Phuoc Harbour View mang đến những sản phẩm phù hợp với nhu cầu an cư của các gia đình trẻ có thu nhập ổn định.

    Đặc biệt, dự án sở hữu 51.000 m2 cảnh quan và hệ thống tiện ích nội khu hoàn chỉnh như quảng trường, công viên, khu thể thao, đồi vọng cảnh... mang lại cho cư dân cuộc sống tiện nghi lý tưởng. 

    Nhờ sở hữu hạ tầng kết nối đồng bộ và thông suốt, từ dự án Hiep Phuoc Harbour View sẽ dễ dàng kết nối đến những địa điểm trọng yếu như UBND Hiệp Phước, Trung tâm y tế Hiệp Phước, khu đô thị cảng Hiệp Phước, khu công nghiệp Long Hậu và các khu công nghiệp lớn trong vực… chỉ trong 10 - 15 phút.

    Đặc biệt, từ đây chỉ mất 20 phút đến khu đô thị quốc tế Phú Mỹ Hưng, nơi tập trung đa dạng các tiện ích đẳng cấp, hiện đại.

    Vừa được thừa hưởng điều kiện lưu thông thuận lợi vừa sở hữu sự thanh bình của thiên nhiên miền sông nước, Hiep Phuoc Harbour View đáp ứng tốt cả nhu cầu ở thực lẫn đầu tư với mức giá chỉ từ 12,9 triệu đồng/m2, thời gian thanh toán kéo dài trong 24 tháng.

    Trong bối cảnh quỹ đất Sài Gòn cạn kiệt và xu hướng di cư về các đô thị vệ tinh ngày càng cao, các sản phẩm nhà phố vườn ven sông của dự án đang có đà tăng trưởng giá trị rất tốt.

    Tăng Triển


  • "Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản", báo cáo nêu rõ và cho rằng đây là những căn cứ để khẳng định bất động sản có thể là kênh có nguy cơ rửa tiền cao.

    Thanh tra Chính phủ vừa có Quyết định ban hành kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 và kế hoạch tổng thể cho đánh giá đa phương của Việt Nam về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

    Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng công khai Báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017. 

    Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam sử dụng bộ công cụ đánh giá rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố do WB xây dựng để thực hiện.

    Đáng chú ý, báo cáo tóm tắt kết quả đánh giá rủi ro hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố tại Việt Nam 2012-2017, ba lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền thuộc nhóm cao là ngân hàng, bất động sản và kênh chuyển tiền phi chính thức. Đáng chú ý, báo cáo cho biết, nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan đến nguồn gốc từ tội tham ô tài sản, đánh bạc và trốn thuế.

    Báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia cho thấy, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã đưa ra danh sách 17 loại tội phạm nguồn của tội rửa tiền vào đánh giá và đánh giá nguy cơ rửa tiền trong 15 lĩnh vực như: Ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán, casino, dịch vụ chuyển và thu đổi ngoại tệ, cầm đồ, luật sư, công chức và các chuyên gia pháp lý độc lập khác, hệ thống chuyển tiền ngầm...

    Theo báo cáo đánh giá, nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng ở mức "cao", chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng chống rửa tiền cao hơn các lĩnh vực khác.

    “Mặc dù phải khẳng định rằng, không phải tất cả các khoản tiền bất chính đều được tội phạm đưa vào chu trình tẩy rửa tiền, song điều này cũng chứng tỏ so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, khả năng bọn tội phạm lựa chọn hệ thống ngân hàng nhằm hợp thức hóa các khoản thu bất chính để biến những đồng “tiền bẩn” trên thành “tiền sạch” là cao hơn” - báo cáo đánh giá nêu rõ.

    Bởi căn cứ vào những vụ đại án đã và đang bị điều tra về tội rửa tiền thời gian qua và các số liệu về STR của Cục phòng, chống rửa tiền có thấy nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan chủ yếu đến việc rửa tiền có nguồn gốc từ tội phạm tham ô tài sản (tội phạm chủ yếu liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn), đánh bạc và trốn thuế. “Để che giấu nguồn tiền thu được, tội phạm thường sử dụng tài khoản ngân hàng dưới tên người khác để nhận và chuyển các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp”.

    Ngoài lĩnh vực ngân hàng, bất động sản và kênh chuyển tiền phi chính thức cũng nằm trong nhóm có nguy cơ rửa tiền cao.

    Bất động sản thu hút nhiều nguồn tiền đầu tư giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản, nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền.

    Ngoài ra, với các vụ đại án về tham ô, cũng như vụ đánh bạc nghìn tỷ đồng đang bị điều tra về rửa tiền, các tài sản thu được từ các vụ án đều liên quan đến các bất động sản. "Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản", báo cáo nêu và cho rằng đây là những căn cứ để khẳng định bất động sản có thể là kênh có nguy cơ rửa tiền cao.

    Với lợi ích về phí chuyển tiền, tính tiện lợi, không phải chứng minh mục đích chuyển tiền, tính đơn giản về thủ tục... so với các kênh chuyển tiền chính thức, các kênh phi chính thức (chuyển tiền ngầm) cũng được sử dụng để chuyển kiều hối về Việt Nam. Đồng thời, kênh này cũng tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền cao hơn, báo cáo nhận xét.

    Các lĩnh vực còn lại như chứng khoán, casino, kiều hối, bảo hiểm, kế toán - kiểm toán... được xếp ở nhóm có nguy cơ rửa tiền trung bình hoặc thấp.

    Báo cáo cho biết, kết quả phân tích và đánh giá cho thấy mức độ tổn thương về rửa tiền ở Việt Nam ở mức Trung bình cao. Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả đánh giá này gồm: Chính sách và việc thực thi chính sách, chiến lược phòng, chống rửa tiền bộc lộ nhiều hạn chế; Cục Phòng, chống rửa tiền chỉ là một đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nên còn hạn chế trong việc thực hiện chức năng của một đơn vị tình báo tài chính theo chuẩn mực quốc tế; kết quả điều tra, truy tố, xét xử đối với tội rửa tiền và vài trợ khủng bố còn rất khiêm tốn;…