• TP HCM sẽ kiểm điểm các cá nhân, tổ chức liên quan việc bán rẻ khu đất 8-12 Lê Duẩn, kể cả các cán bộ nhiệm kỳ trước.

     

     Chiều 1/10, trả lời VnExpress về quá trình xử lý 5.000 m2 đất vàng số 8-12 Lê Duẩn (quận 1) bị bán rẻ, sai quy định, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết, sau khi có kết luận của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, thành phố đang triển khai kế hoạch giải quyết.

     

    Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phụ trách việc thu hồi, tổ chức đấu thầu lại khu đất; Sở Nội vụ tham mưu kế hoạch tổ chức kiểm điểm các cá nhân, tổ chức liên quan; kể cả các cán bộ nhiệm kỳ trước đã chỉ đạo, xử lý dự án chưa đúng pháp luật.

     

    "Việc này thành phố sẽ làm công khai. Làm tới đâu thông tin cho báo chí tới đó chứ không có gì phải giấu giếm", ông Hoan khẳng định.

     

     Khu đất gần 5.000 m2 tại số 8-12 Lê Duẩn (quận 1) có vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn. Thời điểm năm 2007 lô đất do Công ty quản lý Kinh doanh nhà TP HCM quản lý và cho 4 công ty cổ phần: Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Kim khí Thành phố, Hóa chất vật liệu điện thành phố và Vận tải xăng dầu (thuộc Bộ Công Thương) thuê làm trụ sở.

     

    Bộ này từng gửi công văn đề nghị UBND TP HCM cho mua chỉ định lô đất nhưng không được chấp thuận. Tuy nhiên, khi thực hiện dự án xây khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại, thay vì cho đấu thầu, chọn doanh nghiệp có kinh nghiệm làm chủ đầu tư, thành phố lại chấp thuận phương án thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue và cho 4 công ty trên tham gia 50% cổ phần (chia đều mỗi công ty 12,5%), còn lại là của Công ty Quản lý Kinh doanh nhà.

     

    Ngay sau khi được UBND thành phố ưu tiên cho tham gia cổ phần, các doanh nghiệp của Bộ Công thương đã "lật kèo" (cách gọi của một nguyên lãnh đạo thành phố), cùng sang nhượng quyền đầu tư phát triển dự án cho một công ty tư nhân để kiếm lời. Thương vụ này cũng giúp các công ty tư nhân chiếm 80% cổ phần dự án đầu tư khu đất 5.000 m2.

     

    Thanh tra Chính phủ đã đề nghị thu hồi khu đất, đồng thời xử lý nghiêm sai phạm tại UBND TP HCM (nguyên Phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài), các sở ngành và doanh nghiệp liên quan. Số tiền 200 tỷ đồng các công ty của Bộ Công thương kiếm được từ thương vụ sang tay cũng bị đề nghị thu hồi.

     

    Đường Lê Duẩn bắt đầu từ Dinh Thống Nhất đến Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Trên đại lộ chỉ dài khoảng 2 km này hầu như không có nhà dân, chủ yếu là các cơ quan nhà nước, trường học, cơ sở tôn giáo như: Văn phòng Chính phủ tại TP HCM, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhà thờ Đức Bà.

     

    Đây cũng là con đường đặt nhiều trụ sở ngoại giao như Lãnh sự quán Anh, Pháp, Mỹ, Đức...

     

    Thiên Ngôn https://tinyurl.com/y88n79qq


  • Đất nền khu vực Long Thành được dự báo sẽ dậy sóng trong thời gian tới nếu dự án sân bay quốc tế Long Thành thực sự khởi công vào cuối năm 2018.

    Cơ sở hạ tầng tầm cỡ quốc gia

    Bên cạnh dự án sân bay quốc tế Long Thành đặc biệt quan trọng cấp quốc gia vừa được thông qua và sắp khởi công vào cuối năm 2018 và chậm nhất là đầu năm 2019, nơi đây còn hấp dẫn giới đầu tư bất động sản (BĐS) bởi hệ thống cơ sở hạ tầng cực kỳ thuận tiện cùng các công trình giao thông trọng điểm cũng sẽ liên tục được Chính phủ triển khai ngay sau đó.

    Theo đó, tỉnh Đồng Nai sẽ có 5 đường cao tốc đi qua gồm: TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Đà Lạt, và Biên Hòa - Vũng Tàu; đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Ngoài ra còn có thêm 2 tuyến đường vành đai 3 và 4 TP.HCM cũng đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai.


    Các công trình này kết hợp với Càng hàng không quốc tế Long Thành sẽ trở thành đầu mối giao thông khổng lồ, trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hóa hàng đầu Việt Nam.

    Cũng chính vì lý do này, hiện có hàng chục khu đô thị quy mô lớn đang được triển khai trên địa bàn huyện Long Thành với mục tiêu thu hút người dân, doanh nhân, giới chuyên gia đến làm việc và sinh sống. Điều này làm cho sự sôi động của thị trường BĐS khu vực Long Thành càng thêm nhộn nhịp.

    Đón đầu thành phố sân bay

    Mặc dù có rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, nhưng “khẩu vị” chính của nhà đầu tư vẫn hướng đến những dự án có quy hoạch rõ ràng và hệ thống giao thông hoàn chỉnh nằm quanh trung tâm Long Thành, nhằm dễ dàng thanh khoản và giá trị lợi nhuận cao.

    Eco Town Long Thành là một trong những dự án được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng nhờ thụ hưởng hệ thống giao thông kết nối liên vùng và toàn bộ hệ thống tiện ích hiện đại ở trung tâm khu vực phát triển năng động.

    Theo đó, dự án này nằm ngay trung tâm hành chính, bệnh viện đa khoa, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, trường học, sân golf, chợ, Vincom Plaza,… Ngoài ra, từ Eco Town Long Thành cũng dễ dàng tiếp cận hệ thống dịch vụ của TP.HCM với chỉ chưa đến 30 phút di chuyển.

    Là dự án hiếm hoi nằm ngay trung tâm, Eco Town Long Thành được đầu tư hạ tầng bài bản với các tuyến đường nội bộ rộng từ 12 - 44 m kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt, ngoài trường học, nội khu dự án có nhiều công viên bố trí đang xen các block nhà tạo nên không gian sống xanh mát, trong lành cho cư dân.


    Ông Lại Thế Mạnh, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Đầu tư Asia Land, đơn vị phân phối độc quyền dự án cho biết, “trước sức nóng của thị trường hiện nay và thành công từ các giai đoạn trước, công ty quyết định mở bán đợt cuối vào ngày 19.8 tới đây. Các sản phẩm còn lại bao gồm 5 block liên kế với hơn 200 nền nhà phố, biệt thự có giá bán chỉ từ 11,8 triệu đồng/m2. Đây là các sản phẩm cuối cùng và có vị trí đẹp nhất của dự án khi liền kề các tiện ích nổi bật như công viên, trường học và có 2 liên kế đối diện là mặt tiền đường Nguyễn Hải rộng 44 m. Bên cạnh đó, Eco Town Long Thành là dự án hiếm hoi tại thị trường Long Thành hiện nay khi có pháp lý rỏ ràng, quy hoạch 1/500 bài bản vì vậy dự báo sẽ xảy ra tình trạng cháy hàng trong đợt mở bán lần này”.

    Khảo sát cho thấy các lô đất riêng lẻ nằm trên mặt tiền đường Lê Duẩn và có thể khai thác kinh doanh ngay đang được giao dịch lên đến 70 - 80 triệu đồng/m2; các tuyến đường lớn nằm trong khu trung tâm hành chính Long Thành ở mức trên dưới 50 triệu đồng/m2. Như vậy, có thể khẳng định tiềm năng tăng giá của Eco Town Long Thành vẫn còn rất lớn, nhất là khi tốc độ đô thị hóa của khu vực này đang diễn ra nhanh chóng.

    Ông Trần Văn Bình, một nhà đầu tư tại quận 9 cho biết anh đã quyết định “xuống tiền” đặt chỗ 5 nền Eco Town Long Thành bởi khu vực này đang khan hiếm quỹ đất phát triển dự án mới. Mặt khác, giá bán của Eco Town Long Thành “dễ chịu” hơn nhiều so với mặt bằng giá đất xung quanh sân bay quốc tế Long Thành.

    “Cùng với sự ra đời của sân bay quốc tế Long Thành và một loạt công trình hạ tầng mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, triển vọng phát triển kinh tế của khu vực này là không cần phải bàn cãi. Do đó, đầu tư vào bất động sản ngay từ thời điểm này sẽ tối ưu hóa lợi nhuận và an toàn nhất so với các kênh đầu tư khác”, anh Bình chia sẻ. 

    Mọi chi tiết xin liên hệ PKD đất nền Long Thành 1900636895 – 0967732911


  • Các chuyên gia cho rằng đất đai xung quanh khu vực dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang bị “thổi” giá và chuyển nhượng tràn lan, dù đến nay vẫn chưa có quy hoạch cụ thể, chi tiết cho vùng phụ cận sân bay.

     

    Nói về điều này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, phải thốt lên rằng: "Cơn sốt đất tại Nhơn Trạch từ hơn 10 năm trước là một cú lừa lớn nhất trên thị trường địa ốc, vẫn còn kéo dài đến tận ngày hôm nay. Ở đó, hàng loạt doanh nghiệp đã chết như rạ, khách hàng rao bán cắt lỗ nhưng vẫn không thoát ra được những ''khu đất không có sự sống".

     

    Thực tế, khi có thông tin về các dự án lớn, gần như ngay sau đó giá đất sẽ bị “thổi” lên, nhà đầu cơ tấp nập. Nhiều người ở nơi khác có xu hướng mua gom đất để bán kiếm lời sau một thời gian, hoặc chuyển nhượng sang tay “ăn” chênh lệch, hoặc “xí” đất sẵn để sau một thời gian làm dự án dân cư, phân lô bán nền kiếm lãi. Đó chính là nguyên nhân khiến sau khi dự án sân bay được thông qua, đất đai quanh khu vực này tăng giá và được rao bán, chuyển nhượng tràn lan.

     

    Và không chỉ với dự án này, Đồng Nai đã từng chứng kiến nhiều cơn sốt đất cục bộ tại Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hòa... sau khi các dự án lớn được công bố, như: dự án thành phố mới Nhơn Trạch cách đây gần 10 năm, dự án Trung tâm hành chính tỉnh và Express City của Tập đoàn Amata cách đây khoảng 5 năm, Khu dân cư Nhơn Trạch cách đây cũng gần 10 năm, dự án khu nhà ở Vạn Phúc "treo" suốt 14 năm qua...

     

    Cho đến giờ này, nhiều người “ôm” đất ở các khu vực sốt đất nói trên vẫn chưa bán lại được, nhiều người phá sản, thậm chí có người vướng vòng lao lý vì huy động vốn lãi suất cao để “ôm” đất, sau đó không thể lấy lại vốn. Và tréo ngoe thay, những nạn nhân của các cơn sốt đất cuối cùng hay rơi vào người dân, những người có ít thông tin nhất về dự án nhưng lại sẵn sàng vay vốn đầu cơ. Bởi những người trung gian môi giới hưởng phần chênh lệch khi đất đang cao giá, thị trường đang sôi động đã nhanh chóng sang tay, rút vốn.

     

    Theo ông Châu, tại huyện Nhơn Trạch đã từng xảy ra câu chuyện tranh giành để có được những khu đất tốt theo quy hoạch, khách hàng chở hàng xe tiền, thức cả đêm để chờ mua được một nền đất. Nhưng, nhiều năm qua, những thông tin về một hệ thống hạ tầng giao thông vẫn chưa thành hiện thực, khách hàng muốn rút lại tiền đã bỏ ra cũng không phải dễ dàng.

     

    Trong vai một khách hàng, tham gia một sự kiện giới thiệu dự án tại Nhơn Trạch vào ngày cuối tuần mới đây, nhiều khách hàng cho biết các sàn môi giới thường giới thiệu rất "đẹp" về những khu dân cư ở đây. Tuy nhiên, khi tận mắt chứng kiến, sau khi xe chạy qua nhiều khu công nghiệp tấp nập xe container ra vào là vào một khu đô thị khá hoang vắng.

     

    "Đường giao thông rộng đẹp đó nhưng sao bốn bề toàn cỏ dại, chỉ trơ trọi đúng một dãy nhà được xây sẵn cũng gần 10 năm rồi thì ai dám ở. Chúng tôi được các môi giới thuyết phục xuống dự án xem nhưng cảm thấy sợ sợ", chị Trần Hồng Ngọc, nhà ngụ tại số 325/59 Nơ Trang Long (Bình Thạnh, TP.HCM), nói.

     

    Theo chị Hồng, sàn giao dịch HTT (Đồng Nai) luôn cam kết sẽ trả lại tiền 100% cho khách hàng nếu sau một năm dự án này không hoàn thiện hoặc không có người về ở. Nhưng qua tìm hiểu, chủ đầu tư là Thang Long Real đã mua lại dự án này từ công ty địa ốc Phúc Khang, liên tục tổ chức hàng loạt sự kiện mở bán, huy động vốn nhưng sau khi đến tìm hiểu nhiều khách hàng đã lắc đầu quay về. Tuy nhiên, các môi giới cũng không chấp nhận "buông tha", tìm cách đưa khác hàng tới một số dự án lân cận để họ thấy tiềm năng khu vực này.

     

    Chẳng hạn nhà đầu tư Nguyễn Trần Thanh Phương, ngụ tại huyện Bình Chánh cũng được "cò" đưa đến khu đô thị Long Hưng gần đấy. Theo như lời ông Phương kể, nhìn vào tờ rơi quảng cáo thì thấy hấp dẫn thật đấy, bởi vì nơi đây sẽ có nhiều đường lớn, cầu quy mô 8 làn xe nối Nhơn Trạch với quận 9, TP.HCM, nhưng hiện nay để đến được đây phải chạy xe hàng chục cây số, hoặc là mất nhiều thời gian chờ đợi qua phà Cát Lái.

     

    "Các nhân viên môi giới hứa là sau khi mua chủ đầu tư hàng ngày sẽ cho xe 50 chỗ ngồi, có wifi mạnh đưa đón cư dân từ dự án lên TP.HCM làm việc, nhưng ngày nào cũng đi hơn 60 cây số như thế thì có sướng mấy cũng không ham. Môi giới thì lúc nào cũng nói dự án hết hàng, chỉ còn vài nền đẹp nhưng đến nơi thấy xung quanh lèo tèo vài ngôi nhà, hỏi ra thì còn cả trăm nền đang rao bán, trong đó có số lượng lớn khách hàng muốn bán lại để thu hồi vốn, môi giới muốn giải phóng lượng hàng đã gom từ trước", ông Phương nói.

     

    Theo tìm hiểu một số sàn giao dịch quanh khu vực này, để đầu tư nhà đất tại Đồng Nai, khách hàng phải chấp nhận chờ "hái trái ngọt" sau ít nhất 5-10 năm nữa, bởi hạ tầng giao thông kết nối Đồng Nai với TP.HCM ngoài tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 51 và phá Cát Lái thì các dự án khác vẫn còn trên giấy.

     

    Mới đây, Văn phòng Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã nhận được đơn kêu cứu của 300 người dân tố hai công ty môi giới địa ốc tại Đồng Nai có hành vi lừa đảo. Theo chủ tịch HoREA thì các thủ đoạn đầu tiên là đổi tên dự án để người mua không biết dự án tên gì.

     

    Thủ đoạn thứ hai là đổi tên luôn chủ đầu tư để không thể tìm được chủ đầu tư là ai. Thủ đoạn thứ ba là sửa lại, vẽ lại quy hoạch 1/500 dự án, thêm thắt vào rất nhiều tiện ích không có để lừa đảo người tiêu dùng. Thủ đoạn thứ tư là thay đổi giá. Giá chủ đầu tư bán có 300 triệu/nền thì đơn vị môi giới kê lên 150, 200 triệu thậm chí gấp đôi. Thủ đoạn thứ 5 là dùng chim mồi, chẳng hạn phía môi giới mời bà con đi mua đất quận 2, đón bà con lên xe rồi nói chỗ này đất đã bán hết hàng, rồi dùng chim mồi hỏi còn chỗ nào khác thì dẫn đi xem, vậy là tiếp theo đó họ dẫn đoàn đi Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom…

     

    "Các nhà môi giới chỉ biết "lùa" khách hàng vào, bán được nhà rồi lấy tiền hoa hồng, mọi việc còn lại người mua sống chết sao mặc kệ!", ông Châu cho biết.

     

    Ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản cá nhân, cho biết thêm ngoài rủi ro pháp lý, nhiều công ty môi giới “lụi” còn kê giá bán hàng trăm triệu đồng, tư vấn thông tin sai sự thật khi bán hàng. Nhiều công ty trong số này đang bị công an điều tra sau khi có đơn tố cáo lừa đảo.

     

    Xem thêm https://tinyurl.com/y88n79qqhttps://tinyurl.com/ybm8765ghttps://tinyurl.com/y7mgequo

     

    Gia Khang

     

    Theo Thời đại


  • Tọa lạc ở vị trí chiến lược, tích hợp hệ thống tiện ích hiện đại với sự hợp tác của ba thương hiệu bất động sản hàng đầu là Hankyu Hanshin Properties Corp., Nishi Nippon Railroad và Nam Long, dự án Akari City đang trở thành tâm điểm chú ý trên thị trường căn hộ ở Tây Sài Gòn.

     

    Đa dạng phiên bản căn hộ

     

    Akari City (Thành phố Ánh sáng) là dự án thứ năm được Nam Long hợp tác triển khai với hai nhà đầu tư Nhật Bản là Hankyu Hanshin và Nishi Nippon Railroad, sau bốn dự án Flora Anh Đào, Flora Fuji, Flora Kikyo, Flora Mizuki. Dự án có vốn đầu tư gần 8.000 tỉ đồng, cung cấp 4.600 căn hộ dòng Flora nâng cấp với giá dự kiến chỉ từ 1,5 tỉ đồng/căn.

     

    Đây là dòng căn hộ thiết kế tinh tế theo phong cách Nhật Bản và được chủ đầu tư cải tiến hợp lý, chất lượng hơn qua mỗi dự án để mỗi khi trở về nhà, chủ nhân luôn cảm nhận được sự đầm ấm và tận hưởng những giây phút thư giãn quý giá. Vì thế mà dòng căn hộ Flora được nhiều khách hàng chọn lựa trong phân khúc trung – cao cấp.

     

    Đặc biệt, tất cả các mẫu căn hộ Akari City được bố trí từ 2 đến 3 phòng ngủ riêng biệt với diện tích đa dạng chia theo 03 phiên bản chính, bao gồm: phiên bản tiêu chuẩn Flora vừa túi tiền dành cho các bạn trẻ độc thân và gia đình trẻ, phiên bản nâng cấp dành cho gia đình có trẻ em cần một không gian sống thoải mái hơn và phiên bản giới hạn Dual Key đáp ứng nhu cầu gia đình 3 thế hệ hoặc kinh doanh homestay tại nhà, sống chung nhưng vẫn đảm bảo riêng tư.

     

    Tiện ích phong phú tầm khu đô thị

     

    Akari City được phát triển với mục tiêu mang đến một phong cách sống mới, hiện đại của một phố thị sôi động nhưng vẫn giữ được những khoảnh khắc yên bình riêng tư của cuộc sống. Hệ thống tiện ích này có thể đáp ứng nhu cầu của cư dân mọi lứa tuổi mà không phải mất thời gian di chuyển.

     

    Ngay trong nội khu dự án tích hợp đầy đủ những tiện ích như trung tâm thương mại, khu shophouse, khu ẩm thực, sân thể thao phức hợp, hay các sân cỏ đa năng, hồ bơi, sân chơi trẻ em, nhà sinh hoạt cộng đồng, đường chạy bộ, phòng tập gym, phòng tập Yoga, phòng họp, phòng làm việc chung, khu dưỡng sinh, hoa viên, khu BBQ, vườn Nhật,… trong khu condominium biệt lập chỉ dành riêng cho cư dân.

     

    Ra bên ngoài, trong khoảng 5 phút lái xe, Akari City còn được bổ sung một loạt tiện ích liên kết như Aeon Mall, MM Mega Market, Hùng Vương Plaza, BigC; Bệnh viện Quốc tế CIH, Bệnh viện Triều An; bến xe Miền Tây; công viên Phú Lâm, công viên Bình Phú…

     

    Vị trí chiến lược

     

    Akari City tọa lạc ngay mặt tiền đại lộ Võ Văn Kiệt, cách Chợ Lớn chỉ 5 phút, cách trung tâm quận 1 chỉ 15 phút và ngay trong khu vực sở hữu mạng lưới giao thông kết nối đa chiều rất thuận tiện. Từ Akari có thể kết nối dễ dàng đến Phú Mỹ Hưng, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8, quận 10, Tân Phú hay về miền Tây nhờ các tuyến đường huyết mạch như Võ Văn Kiệt, Kinh Dương Vương, An Dương Vương, Hậu Giang, Lý Thường Kiệt, Lũy Bán Bích, Vành đai 2, quốc lộ 1A và cao tốc Sài Gòn – Trung Lương. Trong tương lai, khả năng kết nối của Akari City còn được tăng cường thêm khi các dự án như metro Bến Thành – Tân Kiên, cầu – đường Bình Tiên xây dựng hoàn thiện.

     

    Tiềm năng lớn trong tương lai

     

    Tọa lạc trên khu đất vàng hiếm hoi còn sót lại trong khu vực nội thành, lại án ngữ ngay mặt tiền trục giao thông chiến lược Võ Văn Kiệt, Akari City được giới kinh doanh bất động sản đánh giá cao về tiềm năng gia tăng giá trị trong tương lai.

     

    Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm, các dự án căn hộ ở những khu vực trung tâm thành phố liên tục thiết lập mặt bằng giá mới suốt thời gian vừa qua. Thậm chí mới đây một dự án nằm gần trục Võ Văn Kiệt (quận 1) đã được chủ đầu tư giới thiệu ra thị trường với giá lên 10.000 USD/m2. Như vậy, với quy mô lớn, vị trí chiến lược và tích hợp hệ thống tiện ích cao cấp, Akari City không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư mà còn là một tài sản sinh lời bền vững cho các chủ nhân.

     

    Ở góc độ khác, hệ thống hạ tầng và tiện ích khu vực liền kề Akari City đang phát triển rất nhanh chóng, thu hút đông đảo cư dân đến sinh sống. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp Akari City trở thành “điểm hẹn” cho các nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược.   

     

    An tâm tiến độ và chất lượng

     

    Nam Long là chủ đầu tư uy tín lớn trên thị trường bất động sản, luôn giao nhà đúng thời hạn trong suốt hơn 26 năm qua. Mỗi dự án đưa ra thị trường không chỉ được Nam Long chăm chút từ khâu quy hoạch, thiết kế và xây dựng mà còn quản lý vận hành chuyên nghiệp sau khi bàn giao cho khách hàng.

     

    Với Akari City, Nam Long còn nhận được sự hợp tác và hỗ trợ về tài chính, quản lý xây dựng của Hankyu Hanshin Properties Corp. và Nishi Nippon Railroad sẽ mang đến sự an tâm cho khách hàng. Bên cạnh đó, sự tham gia của các đơn vị uy tín trong lĩnh vực xây dựng như Beltcollins (thiết kế cảnh quan), NQH Architects (thiết kế kiến trúc) và Coteccons (tổng thầu)… cũng sẽ đảm bảo cho sự thành công của Akari City.

     

    Lh PKD căn hộ Akari City Nam Long 0967732911 (Zalo)


  • Bức xúc trước việc dự án Luxgarden đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa được quyết toán tiền lương, hàng trăm công nhân đã tập trung tại trụ sở Tập đoàn Đất Xanh để đòi tiền.

     

    Mới đây, hàng trăm công nhân thi công dự án Luxgarden (phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM) do Tập đoàn Đất Xanh làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng (CBM) làm nhà thầu xây dựng đã tập trung tại trụ sở của Tập đoàn Đất Xanh (phường 24, quận Bình Thạnh, TP.HCM) để phản ánh việc không được nhận tiền lương trong khi đã hoàn thiện việc thi công và dự án đã được đưa vào sử dụng.

     

    Theo các công nhân, dự án Luxgarden đã được nhà thầu CBM bàn giao và nghiệm thu hơn 3 tháng, thế nhưng đến nay, khi dự án đã được đưa vào sử dụng thì chủ đầu tư chỉ mới thanh toán tiền các phần theo bảng vẽ thi công, còn khoảng 40 tỷ đồng vẫn chưa thanh toán. 

     

    Ngoài ra, theo các công nhân, nhiều khối lượng thực tế khi xây dựng công trình phát sinh, chủ đầu tư viện đủ lý do né tránh xác nhận khối lượng để thanh toán.

     

    Anh T., trưởng nhóm công nhân thi công cho biết, nhóm anh có 50 người, thi công xây dựng dự án Luxgarden hoàn thành từ khoảng đầu tháng 3/2018 nhưng đến nay vẫn chưa được nhận tiền lương.

     

    "Hợp đồng ghi rõ, tiền lương một nhóm sẽ nhận khoảng 30 - 40 triệu đồng/ngày. Đơn vị trực tiếp thanh toán tiền lương cho công nhân là nhà thầu CBM, thế nhưng nhiều lần chúng tôi kéo đến CBM đòi lương thì đơn vị này lại đưa chứng từ về việc họ đã làm giấy thanh toán, nghiệm thu cho công nhân gửi Tập đoàn Đất Xanh nhưng phía Đất Xanh lại không quyết toán.

     

    Hiện dự án đã đưa dân vào ở nhưng Tập đoàn Đất Xanh vẫn không thanh toán tiền lương cho nhà thầu, nên chúng tôi cũng không biết đòi ai. Chúng tôi đều ở tỉnh đến đây làm, thuê nhà trọ ở, giờ không được nhận lương khiến cuộc sống vô cùng khó khăn", anh T. bức xúc.

     

    Bà Võ Thị Ngọc Bích, Giám đốc CBM cho biết, việc Tập đoàn Đất Xanh không chịu trả 40 tỷ đồng khiến hàng trăm công nhân rơi vào cảnh khổ sở. Phía công ty đã nhiều lần yêu cầu Tập đoàn Đất Xanh quyết toán nhưng đơn vị này vẫn ì ạch không thực hiện.

     

    “Hợp đồng ghi rõ, chúng tôi (CBM - PV) chỉ thi công phần thô dự án Luxgarden với giá trị thỏa thuận 186 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi chúng tôi thi công xong (vào tháng 3/2018) thì Tập đoàn Đất xanh chỉ thanh toán được 146 tỷ đồng, còn khoảng 40 tỷ đồng chưa trả.

     

    Hợp đồng chúng tôi ký với Tập đoàn Đất Xanh là thực hiện theo khối lượng thực tế, đơn giá cố định. Nhưng sau khi làm xong, khối lượng thực tế tăng cao so với hợp đồng thì phía Đất Xanh không chịu duyệt thanh toán phần tăng thêm mà hứa sẽ kiểm tra, nhưng dường như chỉ là hứa suông, vì đến nay sau rất nhiều lần gửi yêu cầu quyết toán phía Đất Xanh vẫn không trả tiền", bà Bích thông tin.

     

    Để làm rõ vấn đề trên, PV VTC News đã liên hệ làm việc với Tập đoàn Đất Xanh. Trả lời PV, đại diện tập đoàn này cho rằng, sự việc trên họ không liên quan.

     

    "Những công nhân tập trung tại trụ sở của Tập đoàn Đất Xanh để phản ánh là công nhân của nhà thầu phụ. Trách nhiệm của chúng tôi khi xây dựng dự án Luxgarden là ký với nhà thầu chính An Phong (Công ty Cổ phần Xây dựng An Phong). Sau đó An Phong thuê các nhà thầu phụ vào làm việc, khi thuê các nhà thầu phụ vào thì An Phong có trách nhiệm phải thanh toán tiền lương cho công nhân.

     

    Vấn đề tiền công của các nhà thầu phụ bên chúng tôi không liên quan, vì chúng tôi chỉ ký hợp đồng với An Phong. Sau khi An Phong thi công xong thì Tập đoàn Đất Xanh chuyển tiền xây dựng cho An Phong, An Phong thuê các nhà thầu phụ thì An Phong có nghĩa vụ phải thanh toán cho họ. 

     

    Các công nhân không hiểu rõ, họ chỉ biết dự án của Tập đoàn Đất Xanh nên tập trung ở trụ sở Đất Xanh để đòi", đại diện Tập đoàn Đất Xanh nói.

     

    Tuệ Lâm https://tinyurl.com/y88n79qq