•  Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, với lợi thế về vị trí địa lý , thị xã Phú Mỹ đang đi đầu trong việc quy hoạch và phát triển đô thị gắn liền với ngành công nghiệp và dịch vụ…

     

    Những tháng vừa qua, thị xã Phú Mỹ được đánh giá là thị trường phát triển kinh tế bền vững với tỉ trọng công nghiệp – thương mại - dịch vụ đạt 75% , tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Những yếu tố giúp thị xã Phú Mỹ nâng tầm đô thị nói chung, và thị trường bất động sản địa phương phát triển nói riêng là:

     

    Nhu cầu bất động sản tăng nhờ chính sách nâng tầm đô thị thu hút dân cư

     

    Hiện trên địa bàn thị xã Phú Mỹ với tổng diện tích 333.84 km2, dân số 213.658 người, mật độ 640 người/km2, trong đó tỉ lệ lao động phi nông nghiệp nội thị đạt hơn 75%. Với chính sách quy hoạch và phát triển đô thị, nay thị xã Phú Mỹ đã thu hút số lượng dân cư đáng kể. Với xu hướng dân số tăng, quỹ đất hạn hẹp và hạ tầng được đầu tư đồng bộ. Dẫn đến các dự án bất động sản giáp khu dân cư hay liền kề khu công nghiệp, khu dịch vụ luôn có nhu cầu cao và tính thanh khoản tốt vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư.

     

    Theo đánh giá từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản thị xã Phú Mỹ tăng trưởng khá mạnh, giá đất tại thị trường tăng trung bình là 2-3 triệu/m2 đối với sản phẩm dưới 2 tỷ. Tầm nhìn trong những tháng tiếp theo cho tới đầu năm 2019, giá đất tại đây còn gia tăng.

     

    Cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ

     

    Được chính quyền chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, thị xã Phú Mỹ đã mở rộng những tuyến đường lớn, nhằm kết nối thuận tiện với các vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam như: Tuyến Quốc Lộ 51 tập trung chính của 15 khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh; Quốc Lộ 56 - Tuyến tránh TP. Bà Rịa khi hoàn thành sẽ rút ngắn cung đường vận chuyển từ các khu công nghiệp và hệ thống cảng biển Cái Mép-Thị Vải (thị xã Phú Mỹ) ra tuyến cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và Quốc lộ 1 đến các khu vực kinh tế trọng yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; Đường Vành Đai 4 TP.HCM quy hoạch tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố; Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với tổng chiều dài 77.6 km.

     

    Phát triển công nghiệp và dịch vụ góp phần thay đổi diện mạo đô thị

     

    Phú Mỹ là trung tâm Cảng biển lớn nhất khu vực phía Nam, trong đó phải nhắc tới cụm Cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, có tổng 35 bến cảng, 17 bến đã được đưa vào hoạt động, bao gồm 7 bến cảng container với công suất 6,8 triệu teur năm, tổng chiều dài lên đến 4km. Định hướng của của thị xã Phú Mỹ đến năm 2030 sẽ phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cảng biển – dịch vụ hậu cần cảng, cùng với đó là đẩy mạnh ngành công nghệ Logistics.

     

    Không những thế, đây còn là nơi tập trung của các cụm công nghiệp lớn: như Cụm KCN Châu Đức, KCN Phú Mỹ, KCN Mỹ Xuân, KCN Cái Mép, KCN Đông Xuân, KCN Cửa Lò…Hằng năm thu hút lượng lớn lượt lao động vào khu vực sinh sống và làm việc.

     

    Với những yếu tố trên, thị xã Phú Mỹ đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư bất động sản vào khu vực. Nhiều dự án với quy mô lớn được đầu tư triển khai và dần đi vào hoạt động. Đây là lợi thế để gia tăng giá trị bất động sản bởi ngoài nhu cầu mua để ở, khách hàng còn có thể khai thác các mô hình kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cho thuê, đầu tư sinh lời.

     

    Trong đó phải kể đến dự án Tân Thành Village 2, do Công ty BĐS Vừa Tầm Tay là chủ đầu tư. Dự kiến dự án chính thức tung ra thị trường vào ngày 30/9 sắp tới. Là dự án nằm ngay mặt tiền tuyến đường huyết mạch của thị xã Phú Mỹ, hưởng trọn các tiện ích vùng đẳng cấp như: Trung tâm thương mại, hệ thống trường học các cấp, trạm y tế, bệnh viện, trung tâm văn hóa…, cùng những yếu tố phát triển của khu vực. Tân Thành Village 2, hứa hẹn sẽ là kênh đầu tư lý tưởng cho khách hàng.

     

    Theo thông tin từ phía CĐT, dự án được bán ra với giá dự kiến từ 1,8 triệu/m2. Pháp lý hoàn chỉnh, sổ hồng riêng từng nền. Đây cũng là dự án có cơ sở hạ tầng được đánh giá đẹp nhất khu vực với hệ thống đường điện an toàn, có cây xanh, đường nhựa, sử dụng nước máy. Dự án Tân Thành Village 2 cũng đã phần nào góp phần vào sự phát triển thị trường bất động sản của khu vực.

     

    PKD Đất nền Bà Rịa - Vũng Tàu 0967732911 (Zalo)

    Ánh Dương

     

    Theo Trí thức trẻ


  • Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
    Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 129.432 ha đất nông nghiệp, chiếm 65,34%; đất phi nông nghiệp là 68.148 ha, chiếm 34,40%; đất đô thị 30.785 ha, chiếm 15,54%.
    Đối với các khu chức năng, đến năm 2020, khu sản xuất nông nghiệp có 113.114 ha; khu lâm nghiệp 14.554 ha; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có 16.622 ha; khu phát triển công nghiệp 9.159 ha; khu đô thị có 19.155 ha; khu thương mại - dịch vụ 6.373 ha; khu dân cư nông thôn có 19.121 ha.
    Từ năm 2016-2020, có 13.607 ha đất nông nghiệp được chuyển sang phi nông nghiệp; 1.707 ha chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp; 6 ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở.
    Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020), trong đó rà soát điều chỉnh quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh; việc tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
    Đồng thời xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực.
    Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và đã cho thuê.
    Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
    Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai...
    Phương Nhi


  • Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép hạ và Dự án cảng tổng hợp container Cái Mép hạ tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

     

     Đối với Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép hạ, Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn Công ty cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Tập đoàn Geleximco về thủ tục đầu tư, thuê đất, giao đất và thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật để sớm triển khai một trung tâm logistics đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam.

     

    Đối với Dự án cảng tổng hợp container Cái Mép hạ, đây là dự án đã được giao chủ đầu tư - Công ty cổ phần đóng tàu và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu. Do vậy, Công ty cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Tập đoàn Geleximco chủ động trao đổi, thỏa thuận với chủ đầu tư để có thể liên doanh, liên kết đầu tư, khai thác sử dụng cảng, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

     

    Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, bồi thường, tái định cư... và quy trình thủ tục đầu tư; đồng thời, tổ chức thẩm định, quyết định các dự án đầu tư theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

     

    Minh Hiển https://www.bandatnenbaria.vn


  • Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng “chất vấn” Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh về việc báo cáo khả thi dự án đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng trong dự án sân bay Long thành hiện đang chậm khoảng 4-6 tháng.

     

    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng hôm nay kiểm tra địa điểm dự kiến xây dựng khu tái định cư; thăm trường mầm non xã Suối Trầu - Long Thành - Đồng Nai và làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đồng Nai, huyện Long Thành và một số xã trong khu vực dự kiến xây dựng sân bay Long Thành.

     

    Tại kỳ họp thứ 4 cuối năm 2017 vừa qua, QH đã đồng ý việc tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành thành dự án thành phần và thông qua một số chỉ tiêu của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án này.

     

    Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức rà soát, hoàn thiện nội dung báo cáo này để Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chủ trì tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

     

    Tuy nhiên, tiến độ phê duyệt báo cáo đến nay đang bị chậm. Mới đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ KH&ĐT báo cáo kết quả thẩm định trước ngày 15/4 này.

     

    Trước sự chậm trễ này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng “chất vấn” Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh về việc báo cáo khả thi dự án đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng hiện đang chậm khoảng 4-6 tháng.

     

    “Hiện chậm ở khâu nào? Vì sao chậm? phải nói thật rõ để có giải pháp tháo gỡ”, Phó Thủ tướng nêu câu hỏi.

     

    Thứ trưởng Thọ cho biết, hiện chậm trễ là do một số bộ, ngành TƯ đang đề nghị làm rõ một số nội dung trong báo cáo. Còn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng, vướng là do các bộ ngành còn quan điểm khác nhau trong việc vận dụng các quy định của pháp luật trong quá trình thẩm định, phê duyệt báo cáo.

     

    Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cũng khẳng định, hiện Bộ GTVT đang lên kế hoạch chặt chẽ, kiểm soát tiến độ theo từng tuần.

     

    Vận dụng các quy định để triển khai hiệu quả, giảm chi phí

     

    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá việc thực hiện dự án giải phóng mặt bằng còn chậm so với tiến độ, trong đó phần lập, thẩm định và phê duyệt dự án hiện chậm tiến độ khoảng 4 tháng.

     

    “Phải vận dụng quy định pháp luật như thế nào, trách nhiệm, phương pháp phối hợp giữa các bộ ngành và địa phương. Chính phủ kiến tạo nghĩa là không chỉ thuần tuý quản lý mà là cùng tạo ra môi trường thuận lợi cho DN, người dân, do đó các bộ, ngành phải có trách nhiệm hướng dẫn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

     

    Ông cũng lưu ý không nên máy móc mà phải hết sức trí tuệ, trách nhiệm, bản lĩnh, xuất phát từ thực tiễn khi đưa ra ý kiến tham mưu.

     

    “Khi quy định pháp luật chưa rõ, nhưng có thể vận dụng, triển khai công việc hiệu quả, giảm chi phí thì có thể cân nhắc. Nếu có vướng mắc, phải kịp thời báo cáo Chính phủ để kịp thời tháo gỡ”, Phó Thủ tướng nói.

     

    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ với vai trò, trách nhiệm của mình sớm hướng dẫn, hỗ trợ Đồng Nai hoàn thành báo cáo khả thi dự án, kịp thời báo cáo ngay những vẫn đề khó, vướng mắc, vượt thẩm quyền.

     

    Bộ TN&MT thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong dự án sân bay Long Thành.

     

    Ông cũng lưu ý UBND tỉnh Đồng Nai sớm báo cáo hội đồng thẩm định nhà nước về việc giải trình tiếp thu các ý kiến của các thành viên; đồng thời, hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu kèm theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định.

     

    “Đề nghị Bộ trưởng Bộ KH&ĐT với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước phối hợp chặt chẽ với tỉnh Đồng Nai hoàn thiện sớm hồ sơ dự án, báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền nếu có. Trình Thủ tướng trước ngày 20/4”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

     

    Khởi công sân bay Long Thành cuối 2019

     

    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định quyết tâm cao của Chính phủ trong việc hoàn thành các công tác chuẩn bị để có thể khởi công xây dựng sân bay Long Thành vào cuối năm 2019.

     

    “Dự án tổng thể phải được trình QH vào kỳ họp cuối năm 2019, trước đó phải trình hội đồng nghiệm thu nhà nước, Chính phủ để cho ý kiến, do đó Bộ GTVT căn cứ mốc tiến độ để triển khai nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện yêu cầu được giao”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

     

    Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì phối hợp với Đồng Nai và các bộ, ngành liên quan lập quy hoạch kết nối giao thông cả trong cảng hàng không và kết nối ra bên ngoài đảm bảo đồng bộ, khoa học…

     

    Thu Hằng https://trello.com/datnenlongthanh


  • Tư vấn sẽ khảo sát và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1- dự án đầu tư sân bay Long Thành hoàn thành vào tháng 6/2019 để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10/2019.

     

    Sáng 2/6, tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng “Tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1” dự án Cảng HKQT Long Thành.

     

    Dự án Cảng HKQT Long Thành (sân bay Long Thành) là một trong những dự án quan trọng cấp quốc gia của ngành giao thông vận tải.

     

    Ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch HĐQT ACV cho biết, sau 6 tháng nỗ lực triển khai, ngày 18/5 vừa qua, ACV đã chính thức công bố tên nhà thầu trúng thầu tư vấn là Liên danh Nhật - Pháp - Việt Nam (liên danh JFV). 

     

    “Với việc hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn, ACV đã báo cáo Bộ GTVT kế hoạch chi tiết đảm bảo hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi vào tháng 6/2019 và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10/2019; chuẩn bị sẵn nguồn lực và tiến hành các công việc chuẩn bị đầu tư để có thể khởi công vào cuối năm 2020, đưa sân bay Long Thành vào khai thác chậm nhất vào năm 2025”- Chủ tịch HĐQT ACV khẳng định.

     

    Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, dự án Cảng HKQT Long Thành được quy hoạch theo tiêu chuẩn 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

     

    Đây là dự án quan trọng của quốc gia và hướng tới trở thành 1 trong những trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực với quy mô, công suất 100 triệu khách/năm cùng với 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

     

    Tuấn Kiệt https://trello.com/datnenlongthanh