• Nhiều dự án bất động sản xung quanh khu vực AEON Mall trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nước đã, đang và sẽ còn được hưởng rất nhiều lợi ích từ sức hút cũng như sự tác động không nhỏ của chuỗi Trung tâm thương mại này.

     

    AEON Mall và cuộc kích cầu bất động sản

     

    Không chỉ tạo ra sự ảnh hưởng khi đầu tư, tại những khu vực mà trung tâm mua sắm AEON Mall hiện hữu đều tạo nên sức hút, sự phát triển của bất động sản cũng như đời sống của người dân vùng lân cận.

     

    AEON Mall là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ Nhật Bản lớn nhất thế giới, bao gồm trung tâm thương mại, vui chơi, giải trí… Tại Việt Nam, tập đoàn này đã có mặt ở nhiều tỉnh thành lớn như AEON Mall Celadon Tân Phú (TP. HCM), AEON Mall Canary (Bình Dương) và AEON Mall Long Biên (Hà Nội).

     

    Theo khảo sát của các đơn vị nghiên cứu thị trường, giá trị bất động sản khu vực lân cận AEON Mall có mức tăng giá theo từng địa điểm khác nhau.

     

    Tại Hà Nội, với việc khai trương trung tâm thương mại AEON Mall Long Biên từ cuối năm 2015 đã thúc đẩy giá thuê và nâng giá bán của các dự án bất động sản gần đó tăng cao.

     

    Thời gian vừa qua, ngay sau khi AEON Mall Hà Đông khởi công xây dựng đại siêu thị với quy mô khoảng 9,5 ha và dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2019 đã tác động không nhỏ đến thị trường bất động sản khu vực này.

     

    Có thể thấy rõ, hiện tại 2 quận Hà Đông, Nam Từ Liêm đều có tốc độ đô thị hóa cao với thu nhập và mức sống người dân tăng nhanh - Nơi đây quy tụ hàng loạt dự án dân cư, khu đô thị, tòa nhà chung cư ... quy mô và đồng bộ.

     

    Vì vậy, AEON Mall Hà Đông được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt toàn bộ khu vực, tác động tích cực đến mức sống và nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm của người dân khi được đi vào hoạt động vào năm 2019.

     

    Đây sẽ là điểm trung chuyển giữa khu vực Tây Nam Hà Nội với các quận trung tâm, kết nối với hệ thống đường vành đai mở rộng, tuyến xe buýt BRT 01 (Kim Mã - Yên Nghĩa) và BRT 02 (Hòa Lạc - Kim Mã), tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ...

     

    Dự án sẽ góp phần bớt áp lực giao thông và dân số cho các quận nội thành trung tâm, người dân tại các quận huyện lân cận như Hoài Đức, Thanh Xuân, Thanh Trì .., giúp mọi người dễ dàng di chuyển vào khu vực trung tâm.

     

    An Khang Villa hưởng trọn lợi ích từ AEON Mall Hà Đông

     

    Với lợi thế chỉ cách AEON Mall gần 500m, An Khang Villa đang được hưởng trọn tiện ích sống của trung tâm thương mại này trong tương lai gần.

     

    Cơ hội trải nghiệm không gian mua sắm hiện đại dành cho cư dân An Khang Villa chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Với các sản phẩm, phong cách phục vụ tiêu chuẩn Nhật chất lượng cao, cư dân có thể thỏa sức khám phá những thương hiệu ẩm thực nổi tiếng đến từ đất nước mặt trời mọc. Đồng thời, cư dân cũng có thêm lựa chọn nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần tại tổ hợp rạp chiếu phim hiện đại nhất cả nước.

     

    Tọa lạc trong khu đô thị Dương Nội, An Khang Villa được thụ hưởng hệ thống hạ tầng hiện đại của khu vực phía Tây Thủ đô cũng như toàn bộ tiện ích đồng bộ của tổng khu như: hệ thống các trường học công lập liên cấp, các trường quốc tế chất lượng cao, bệnh viện quốc tế Nam Cường, các quảng trường và khu vui chơi giải trí như bể bơi 4 mùa, quần thể sân tập thể thao ngoài trời…

     

    An Khang Villa có hai đến ba mặt tiền tùy từng vị trí với tuyến đường trước rộng 11,5m và tuyến đường sau rộng 7m vừa đảm bảo thuận tiện khi tham gia giao thông vừa đảm bảo được sự riêng tư cho gia chủ.

     

    Từ An Khang Villa chỉ mất 3 phút đi bộ để đến bến xe buýt nhanh BRT, 3 phút đến Trung tâm thương mại AEON Mall hay 10 phút đi xe tới Trung tâm Hội nghị Quốc gia do tiếp giáp tuyến đường Ngô Thì Nhậm và Lê Quang Đạo rộng 40m. Bởi vậy, An Khang Villa luôn được đánh giá là phân khu đẹp nhất trong Khu đô thị Dương Nội.

     

    Nằm trong chương trình ưu đãi của Tập đoàn Nam Cường, khách hàng mua căn hộ tại An Khang Villa tại thời điểm này sẽ có nhiều chính sách ưu đãi như: Tặng tiền mặt đến 1 tỷ đồng ngay tại thời điểm ký hợp đồng. Nếu khách hàng thanh toán sớm sẽ nhận ngay chiết khấu 8% cho số ngày và số tiền thanh toán trước hạn (trừ trực tiếp vào thời điểm mua bán).


  • Nằm cạnh TP Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai được biết đến là tỉnh trung tâm của tam giác kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, có dân số đông nhất miền Nam (chỉ sau TP.HCM) và là tỉnh có nhiều khu công nghiệp nổi tiếng. Ngoài ra, Đồng Nai còn có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, QL1A, QL20, QL51, tuyến đường sắt Bắc Nam, sân bay quốc tế Long Thành.

    Sở hữu nhiều lợi thế

    Được ví như trung tâm của khu vực miền Đông Nam Bộ, Đồng Nai có các lợi thế đặc biệt về giao thông khi giáp TP.HCM qua các quận 2, 9, Thủ Đức, giáp 2 tỉnh lớn của cả nước là Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàucũng như giáp các tỉnh Bình Thuận, Bình Phước, Lâm Đồng.

    Kết nối với TP.HCM bằng tuyến QL1A, tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cũng như các tuyến đường tỉnh lộ. Sắp tới đây còn được kết nối với TP.HCM bằng những cây cầu như cầu quận 9 vượt sông Đồng Nai nối QL51, hương lộ 2 với đường Lê Văn Việt – quận 9 vào đường vành đai 3, hay cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch với khu vực quận 2 (thay cho phà Cát Lái).

    Thời gian qua, việc mở rộng xa lộ Hà Nội, xây mới đường song hành 2 bên của TP.HCM và kéo dài tuyến metro số 1 tới TP Biên Hòa cũng thuận tiện cho việc di chuyển từ TP.HCM tới Biên Hoà hay các tỉnh miền Trung, miền Bắc qua hướng này và ngược lại.

    Tại khu vực Long Thành – Biên Hòa mở rộng còn được Đồng Nai quy hoạch trung tâm hành chính của tỉnh. Khu vực này được ví như trung tâm của các hệ thống đường giao thông khi có sự giao tiếp của hàng loạt các tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, QL51 và trong tương lai còn có tuyến đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu được kết nối vào tuyến đường sắt Bắc Nam.

    Từ khu vực này có thể di chuyển để đến khu vực miền Trung hay các thành phố nổi tiếng Nha Trang, Bình Thuận và khu vực phía Bắc cũng qua tuyến QL1A, đặc biệt sắp tới có thể kết nối bằng tuyến cao tốc Bình Thuận khi tuyến này hoàn thành được kết nối vào tuyến cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây. Bên cạnh đó, khi tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành hoàn thiện sẽ giúp kết nối Long Thành ngược về khu vực miền Tây chỉ mất 30 phút.

    Cũng từ khu vực Biên Hòa mở rộng, với việc mở rộng QL51, tuyến Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sau khi hoàn thành sẽ giúp thông suốt lộ trình từ sân bay Long Thành tới thành phố biển Vũng Tàu.

    Đến nay, Chính phủ cũng đang đẩy nhanh tiến độ cho sân bay quốc tế Long Thành, theo tính toán, sân bay Long Thành sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không tại khu vực Đông Nam Á. Dự kiến sau năm 2035, tổng công suất đạt 100 triệu/khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, dự kiến chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng.

    Tạo đà phát triển

    Song song với lợi thế về giao thông, Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp lớn tập trung hàng ngàn doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam như Biên Hòa 1, 2, Amata, An Phước, Nhơn Trạch 1, 2, 3, 4, 5, 6, Long Thành, Định Quán, Gò Dầu… Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đã được Bộ Giao thông Vận tải quy hoạch 44 cảng trên 4 hệ thống sông lớn. Cụ thể, trên sông Đồng Nai được quy hoạch 9 cảng, bao gồm 6 cảng tổng hợp và 3 cảng chuyên dùng. Sông Nhà Bè cũng có 9 cảng bao gồm 3 cảng tổng hợp và 6 cảng chuyên dùng. Sông Lòng Tàu có 18 cảng, gồm 4 cảng tổng hợp, 1 cảng chuyên dùng, 1 trung tâm dịch vụ hàng hải và 12 cảng nằm trong khu vực Khu công nghiệp Ông Kèo. Hệ thống cảng trên sông Thị Vải gồm 5 cảng tổng hợp và 3 cảng chuyên dùng.

    Đồng Nai còn được biết đến là địa phương có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác. Với địa hình tương đối bằng phẳng, Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Ngoài ra, địa phương còn được biết đến có các khu vực nông nghiệp rất lớn cung cấp 1 lượng lớn trái cây, rau xanh cho các khu vực lân cận.

    Do nằm trong top đầu 5 tỉnh, thành trên cả nước về phát triển kinh tế nên chỉ cần kinh tế Đồng Nai tăng trưởng nhẹ cũng tác động tích cực rất lớn đến phát triển chung của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh chiếm 8% tổng kim ngạch của cả nước, thu ngân sách gấp nhiều lần các tỉnh khác.

    Việc Chính phủ thông qua Khu kinh tế trọng điểm phía Nam (SKEZ) năm 1998, bao gồm TP.HCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang. Sau hơn 15 năm, SKEZ đã đạt được những thành tựu đáng kể về mọi mặt. Đặc biệt, Đồng Nai đã nổi lên như một điểm sáng.

    Đồng Nai đã xây dựng và phát triển tổng cộng 63 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn như chế biến nông sản, chế biến thực phẩm, công nghiệp cơ khí – luyện kim, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử và viễn thông.

    Chính vì những thuận lợi đó, thời gian qua, tại các khu vực như Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành – Biên Hòa mở rộng, thị trường bất động sản những khu vực này luôn tạo những cơn “nóng sốt” hấp dẫn đặc biệt giới đầu tư cũng như các khách hàng có tầm nhìn xa. Khu vực này có lợi thế nhiều về mặt giao thông, về vị trí địa lý. Do nằm “sát nách” TP.HCM nên việc hình thành các khu đô thị cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Do đó, hàng loạt dự án bất động sản của nhiều thương hiệu nổi tiếng “trong làng” bất động sản như Hưng Thịnh, DIC, LDG, Vinacapital, Phúc Khang, Kim Oanh… được quy hoạch rất bài bản trong thời gian qua đã làm thay đổi rõ bộ mặt đô thị tạo nên những cú hích phát triển kinh tế.

    Thời gian ngắn tới đây, khi mà hàng loạt các cây cầu bắc qua sông Đồng Nai kết nối TP.HCM qua các ngõ quận 9, quận 2 được hình thành, sân bay Long Thành cũng được đưa vào sử dụng thì khu vực Long Thành – Biên Hoà mở rộng sẽ được tiếp sức sẽ trở thành một đại đô thị và sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

    Mạnh Cường


  • Trước tình trạng xây dựng trái phép diễn ra phức tạp, thậm chí có nơi chính quyền địa phương có dấu hiệu buông lỏng quản lý mà Báo Nhân Dân đã có nhiều bài phản ánh, đồng chí Trần Văn Tư, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai vừa thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký, ban hành Chỉ số 38-CT/TU về tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị trên địa bàn.

    Theo Tỉnh ủy Đồng Nai, bên cạnh những kết quả đạt được, những năm qua công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn còn nhiều tồn tại; chưa phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về trật tự xây dựng. Ngoài ra, tình trạng xây dựng trái phép chậm được khắc phục; người đứng đầu cơ quan, đơn vị và chính quyền có nơi biểu hiện buông lỏng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng.

    Trước thực trạng trên, Tỉnh ủy Đồng Nai giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Đồng Nai tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, quản lý đô thị. Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý trật tự xây dựng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, kiên quyết tháo dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng, tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn. Bên cạnh đó, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm theo đúng quy định pháp luật…

    Trước đó, Báo Nhân Dân đã có nhiều bài phản ánh về tình trạng buông lỏng công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, ngày 11-6, Báo Nhân Dân có bài “Buông lỏng quản lý về đất đai, xây dựng tại Đồng Nai”, phản ánh việc phản ánh, khu đất hơn 72 ha đất tại xã Phước Tân, TP Biên Hòa đã có gần 60 doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng trái phép với diện tích khoảng 150 nghìn m2 nhà xưởng.

    Tiếp đó, ngày 30-8, Báo Nhân Dân có bài “Xin làm tường rào nhưng xây trường học bốn tầng, chuyện có thật ở TP Biên Hòa”, phản ánh ngay giữa địa bàn trung tâm TP Biên Hòa, xuất hiện trường học cao bốn tầng, với quy mô 20 phòng học, gần như đã hoàn tất thi công nhưng cũng chưa hề có giấy phép xây dựng.

    Đối với hai vụ việc nổi cộm trên, hiện các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai và TP Biên Hòa đang tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Theo THIÊN VƯƠNG/nhandan.com.vn


  • Dự án đất nền Tân Triều Đồng Nai của Công ty Địa ốc Vạn Đạt sở hữu vị trí chiến lược quan trọng ngay trung tâm khu vực cung cấp dịch vụ logistics và là cửa ngõ vào sân bay Long Thành, đất nền Tân Triều hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cả về an cư lẫn đầu tư cho quý khách hàng xây nhà tại đây, phát triển hoạt động kinh doanh phục vụ cư dân khu vực cũng như hành khách di chuyển bằng đường hàng không.

    Dự án đất nền Tân Triều Đồng Nai được triển khai quy hoạch trên khu đất rộng 17.089 m2 tại thị trấn Tân Triều, tỉnh Đồng Nai với quy mô 125 sản phẩm đất nền có diện tích từ 90–170m2 đã có sổ hồng riêng cho từng nền, giúp quý khách hàng có thêm nhiều lựa chọn đa dạng phù hợp theo nhu cầu và mục đích của mình. Kết nối nhanh chóng đến Sân bay Quốc tế Long Thành, là cửa ngõ hàng không lớn nhất Việt Nam và cầu qua sông Đồng Nai, giúp quý khách có thể di chuyển đến Quận 9 chỉ trong vài phút.

    Với vị trí thuận lợi, đất nền Vạn Đạt Tân Triều mang tiềm năng kinh tế cao ngất và nhiều công trình hạ tầng xã hội đang được phát triển, sự ra đời của đất nền Tân Triều Đồng Nai sẽ đáp ứng nhu cầu thiết thực trong thời gian ngắn hạn. Đồng thời nó sẽ đem lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng trong tương lai, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo đang làm việc trên địa bàn Long Thành và khu vực lân cận, hoặc đối với các nhà đầu tư muốn tìm vị trí phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại tiềm năng.

    Đất nền Tân Triều Đồng Nai của Công ty Địa ốc Vạn Đạt nằm tọa lạc tại nút giao quốc lộ 51 với cao tốc TPHCM — Long Thành — Dầu Giây, thuộc địa phận Tân Triều, tỉnh Đồng Nai. Không chỉ sở hữu lợi thế khi có vị trí kết nối trực tiếp với sân bay quốc tế Long Thành, vị trí dự án còn gần ngay với đầu mối của 5 tuyến đường cao tốc quan trọng của khu vực phía Nam là Tp.HCM — Long Thành — Dầu Giây, Biên Hòa — Vũng Tàu, Bến Lức — Long Thành, Dầu Giây — Đà Lạt và Dầu Giây — Phan Thiết.

    Cùng với đó, dự án đất nền Tân Triều Đồng Nai của Công ty Địa ốc Vạn Đạt còn nằm trong khu vực có hạ tầng phát triển đồng bộ, gần kề rất nhiều tuyến đường giao thông chiến lược nên rất thuận tiện cho cư dân sinh sống tại đây trong việc kết nối liên vùng: đường Vành đai 3, đường sắt Biên Hòa — Vũng Tàu, Vành đai 4, tuyến monorail Thủ Thiêm — Long Thành.

    Đất nền Tân Triều có hệ thống hạ tầng nội khu được quy hoạch bài bản với đường giao thông thông thoáng rộng rãi, tuyến đường chính có lộ giới rộng 40m và các đường nội bộ rộng từ 12–25m có vỉa hè. Bên cạnh đó, hệ thống điện âm, nước thủy cục, hệ thống thông tin liên lạc cũng được trang bị đầy đủ, đảm bảo kết nối đến từng hộ dân.

    Hệ thống tiện ích ngoại khu hiện hữu xung quanh thuận tiện có quý khách không cần phải đi đâu quá xa bao gồm có siêu thị Vincom Plaza, chợ mới, trung tâm hành chính, bệnh viện, trường nghề, trung tâm văn hóa thể thao, sân Golf quốc tế Long Thành, khu công nghệ cao Amata, khu công nghiệp Nhơn Trạchsân bay quốc tế Long Thành, quán ăn, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng.


  • 2,5 triệu là số người lao động nhập cư ở TP. HCM, Bình Dương... Con số này cho thấy nhu cầu rất lớn về nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.

    Tại TP. HCM, kết quả khảo sát nhu cầu mua, thuê, thuê mua  nhà ở xã hội giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy, có hơn 80.000 hộ có nhu cầu đăng ký nhà ở xã hội. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, cuối tháng 7/2017, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch phát triển và quản lý căn nhà ở xã hội trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020, theo đó sẽ tập trung đầu tư xây dựng 37 dự án với quy mô hơn 43.600 căn hộ.

    Nhìn vào số lượng dự án và căn hộ tưởng là lớn, nhưng so với con số 139.000 cán bộ, viên chức – tương đương hơn 80.000 hộ chưa có nhà, 13.000 hộ bị di dời trong các dự án chỉnh trang đô thị và 1,2 triệu người nhập cư - tương đương 300.000 hộ cần nhà ở, thì số lượng trên vẫn quá ít, giống như “muối bỏ biển” mà thôi.

    Chưa kể, giá nhà xã hội hiện nay không hề “dễ chịu” như tên gọi của nó, mà dao động từ 8,6 triệu đồng đến 15 triệu đồng/m2 tùy vị trí, khu vực và diện tích.

    Còn ở Đồng Nai, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đặt kế hoạch xây dựng 20.000 căn nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Thế nhưng tính đến cuối năm 2017, tức gần hết một nửa thời gian đoạn 1 mà Đồng Nai mới chỉ làm được hơn 2.000 căn, nghĩa là khoảng thời gian còn lại sẽ phải làm 18.000 căn, gấp 9 lần con số đã làm được trong non nửa thời gian đầu mới đạt mục tiêu. Con số này thật khó khả thi.

    Vậy đâu là nguyên nhân khiến những con số về quy hoạch, mục tiêu và kết quả xây dựng nhà ở xã hội quá bất cập so với nhu cầu thực tế?

    Theo Sở Xây dựng TP. HCM, các thủ tục rườm rà, nhiều khâu, nhiều tầng đã khiến cho việc triển khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân bị chậm, làm nhà đầu tư nản chí.

    Theo ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM, hiện nay, quỹ đất của thành phố rất khan hiếm, trong khi muốn giảm giá thành của nhà đầu tư thì quan trọng nhất là quỹ đất: “Thành phố, Sở Xây dựng đang tập trung rà soát sử dụng quỹ đất 20% là nhiệm vụ mà các nhà đầu tư nhà ở thương mại phải thực hiện. Hoặc hình thức bằng tiền thì đang xin thành phố cho ưu tiên nguồn tiền này để phục vụ cho nhà ở xã hội. Đó là một cơ chế khả thi”.

    Ông Danh cho rằng, do thiếu nguồn lực và cơ chế xây dựng nhà ở xã hội nên nhiều dự án đang trong tình trạng treo chờ vốn, so với Bình Dương thì TP. HCM đang thiếu quỹ đất dành cho các dự án nhà ở xã hội.

    Thế nhưng ngay tại Bình Dương, địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân, người lao động, doanh nghiệp cũng than khó. Riêng Becamex Bình Dương có 43 dự án với 70.000 căn hộ, ngoài ra còn 42 dự án nhà ở xã hội khác được triển khai trên tổng diện tích gần 4 triệu m2 sàn.

     Ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng Giám đốc Becamex Bình Dương cho hay, căn hộ 30 m2 mà Becamex cung cấp có giá chỉ 120 triệu, doanh nghiệp chỉ thu lại giá thành khởi đầu, còn hầu như không có lãi:“Mỗi căn hộ 30 m2 vuông chỉ có 120 triệu thôi. Tính ra, chỉ mới thu lại giá thành khởi đầu. Ở đây chúng tôi dùng những khu có giá trị thương mại riêng và bù giá thì mới có được giá thành như thế này.”

    Ngoài thủ tục rườm rà, khó tìm được quỹ đất, không có lãi, doanh nghiệp còn đối diện với khó khăn về vốn.

    Công ty TNHH MTV phát triển đô thị và khu công nghiệp IDICO (IDICO-URBIZ) đang tiếp tục triển khai dự án nhà ở cho công nhân tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên đại diện doanh nghiệp này cho hay, đang gặp phải nhiều rào cản, nhất là tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của cả doanh nghiệp và khách hàng.

    Cụ thể, từ sau ngày 30/6/2016, nguồn vốn ưu đãi từ gói 30.000 tỷ dừng lại, doanh số bán nhà lập tức sụt giảm nghiêm trọng. Nếu như thời gian trước đó mỗi tháng công ty bán được 30-40 căn nhà thì từ đầu 2017, con số bán ra trung bình mỗi tháng chỉ còn 1-2 căn.

    IDICO-URBIZ đang thực hiện dự án nhà ở xã hội tiếp theo và cần khoảng 800 tỷ đồng. Theo kế hoạch họ có thể vay được khoảng 60% với lãi suất ưu đãi, tuy nhiên mới chỉ kịp vay hơn 100 tỷ thì chương trình ưu đãi lãi suất dừng lại, còn nếu chấp nhận vay với lãi suất thương mại thì khả năng sinh lời rất thấp, rủi ro cao.

    Ông Hà Huy Thanh, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị & KCN IDICO cho biết: “Ngân hàng chỉ giải ngân được một khoản thôi, mà doanh nghiệp lại bỏ ra khoản đầu tư lớn hơn. Riêng việc chênh lệch lãi suất như vậy đã khiến khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của dự án hầu như không có, rủi ro lại cao.”

    Ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cũng khẳng định rằng, hiện nay các doanh nghiệp xây dựng đang gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn khiến các dự án nhà ở đang bị đình trệ dù nhu cầu của người dân đang rất cao: “Hiện giờ rất khó khăn cho các doanh nghiệp, trong khi pháp luật quy định, đối với dự án trên 10ha thì phải dành 20% đất để phát triển nhà ở xã hội. Thế nhưng nguồn vốn khó, không có để cho vay. Trong khi phần nhà ở thương mại các doanh nghiệp làm rất tốt, nhưng phần nhà ở xã hội thì treo đấy. Còn dân mình lại đang rất cần”.

    Mặc dù Nhà nước cũng có một số chính sách ưu đãi về vốn, đất đai… nhưng lại quy định lợi nhuận từ nhà ở xã hội chỉ được tối đa là 10%, trong khi hầu hết các dự án có vốn đầu tư lớn, bao gồm cả chi phí xây dựng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khiến nhà đầu tư không mấy mặn mà.

    Nhóm PV/VOV-TP HCM