• Theo UBND tỉnh, trong giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn Đồng Nai sẽ được đầu tư trên 33,3 ngàn tỷ đồng để làm hạ tầng giao thông. 

    Trong đó, có 5 dự án giao thông quốc gia đang được tỉnh phối hợp để khởi công và xây dựng, gồm: cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, đường vành đai 3. Đồng thời, tỉnh đang tiếp tục làm việc với trung ương để thống nhất chủ trương triển khai xây dựng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống Metro đoạn qua địa bàn Đồng Nai.

    Đối với những dự án do tỉnh quản lý sẽ tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông  ở TP.Biên Hòa và 2 huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, vì có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh sẽ ưu tiên hoàn thành các tuyến đường quan trọng trước như: đường vào cảng Phước An, Hương lộ 10, đoạn từ ranh giới 2 huyện Cẩm Mỹ - Long Thành đến vị trí giao với đường ĐT 769.

    Bên cạnh đó, tỉnh chuẩn bị khởi công nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Tri Phương, Đỗ Văn Thi, Bùi Văn Hòa, cầu Thống Nhất và tuyến đường kết nối với cầu An Hảo (TP.Biên Hòa)...Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung xây dựng cảng Phước An, mở rộng cảng Gò Dầu, một số cảng ICD, khu logistics, bến thủy nội địa để phục vụ luân chuyển hàng hóa và các bến dừng chân phát triển du lịch đường sông.         

    Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi những hạ tầng giao thông nói trên được xây dựng và đi vào khai thác sẽ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai, nhất là thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch.

    Hương Giang


  • Với lợi thế về cơ sở hạ tầng cùng tiềm năng du lịch, bất động sản Vũng Tàu đang là thị trường thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của giới đầu tư.

    Tiềm năng lớn

    Từ lâu, Bà Rịa - Vũng Tàu được xem là một trong số những địa phương thu hút du lịch đứng đầu cả nước. Bên cạnh đó là tiềm năng lớn về phát triển kinh tế - xã hội: Năm 2017, Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn thu ngân sách đứng thứ 3 trong cả nước (sau TP.HCM và Hà Nội).

    Theo phân tích của các chuyên gia, Bà Rịa - Vũng Tàu hội đủ các các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để trở thành một thành phố công nghiệp, du lịch tiềm năng của miền Đông Nam Bộ.

    Theo đó, Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí chiến lược ở cửa ngõ ra biển Đông, tiếp giáp và dễ dàng giao thương với TP.HCM thông qua tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Quốc lộ 51 mở rộng.

    Sắp tới đây, khi tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành chính thức được đưa vào sử dụng, sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu một cách dễ dàng.

    Thông tin từ Ban quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam cho biết, chậm nhất là vào quý III/2018, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đoạn Long An - Nguyễn Văn Tạo - TP. HCM sẽ thông xe, và đến năm năm 2020 sẽ thông xe toàn tuyến.

    Đây là dự án lớn nhất ở các tỉnh phía Nam với tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) 1,6 tỷ USD, giúp giao thông liên vùng miền Tây và Đông Nam bộ không cần quá cảnh qua TP. HCM.

    Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, sân bay Quốc tế Long Thành… đã được quy hoạch, quyết định đầu tư xây dựng và từng bước đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy xu hướng đầu tư đón đầu tiềm năng bất động sản trung tâm Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Không chỉ có vậy, Bà Rịa - Vũng Tàu đang được quy hoạch để trở thành trung tâm về dầu khí, cảng biển hàng đầu của cả nước.

    Trong đó, cảng quốc tế Cái Mép là một trong 19 cảng trên thế giới có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn. Khi bến cảng này tăng cường hoạt động sẽ kéo theo một lượng lớn chuyên gia, công nhân lao động và cùng với đó nhu cầu nhà ở cũng sẽ tăng lên đột biến.

    Nhiều chuyên gia nhận định, với tốc độ đô thị hoá hiện nay của TP.HCM, sức ép về gia tăng dân số cơ học không ngừng tăng cao, điều này khiến cho quỹ đất của TP trở nên khan hiếm và giá cao đột biến. Từ đây, đã hình thành nên xu hướng ly tâm trên thị trường địa ốc, nhiều người, không chỉ với những người có thu nhập thấp mà ngay cả với những người có thu nhập cao cũng tiến ra vùng ven TP.HCM để tìm chỗ an cư.

    Cuộc đổ bộ của giới đầu tư

    Có thể nói, so với các thị trường bất động sản vùng ven như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu được xem là thị trường mới nổi.

    Tuy nhiên, theo phân tích của giới chuyên môn, Bà Rịa - Vùng Tàu sẽ trở thành một thị trường thu hút sự quan tâm của giới đầu tư nhiều nhất do sự bứt phá về hạ tầng.

    Thực tế cho thấy, từ đầu năm 2018 đến nay, giá đất trên địa bàn hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, đặc biệt là khu vực trung tâm Bà Rịa, Tân Thành, Châu Đức… tăng mạnh.

    Lượng hồ sơ mua bán, giao dịch bất động sản tại các địa phương trên cũng tăng cao từ 20 đến 30%, thậm chí lên đến 50% so với cuối năm 2017.

    Tại huyện Tân Thành, gần Khu công nghiệp Phú Mỹ, một nhân viên môi giới cho biết, cuối năm ngoái, giá đất tại một số dự án sổ đỏ khu vực này có mức giá trung bình chỉ từ 700 - 800 triệu đồng/lô 100m2 thì hiện nay đã tăng lên gấp đôi, nhưng vẫn không có nhiều nguồn hàng để bán do khu vực này nhu cầu nhà ở khá lớn.

    Tại các trục đường chính thuộc xã Hắc Dịch, Tóc Tiên, những nơi gần các khu công nghiệp, tình trạng mua bán đất đai cũng khá sôi động và giá không ngừng biến động.

    Đặc biệt, với phân khúc đất nền, nhà phố tại một số dự án gần khu vực trung tâm TP. Bà Rịa đang được giao dịch ở mức từ 35 - 40 triệu đồng/m2, tương đương khoảng từ 3,5 - 4 tỷ đồng/căn.

    Cùng với sự sôi động của thị trường, đến thời điểm hiện nay, Bà Rịa – Vũng Tàu đang là điểm đến của nhiều “đại gia” có “máu mặt” trong làng địa ốc.

    Có thể kể đến như việc tập đoàn Hưng Thịnh vừa chi ra cả ngàn tỷ đồng để mua đứt 4 dự án có quy mô khá lớn ngay trung tâm TP. Vũng Tàu. Tập đoàn Novaland cũng tham gia vào Bà Rịa Vũng Tàu với dự án Palm Beach Vũng Tàu, hay "chúa đảo" Tuần Châu cũng đề xuất dự án nghỉ dưỡng rộng gần 400ha với mong muốn đầu tư xây dựng siêu dự án nghỉ dưỡng tại đây.

    Tương tự, trước đó, Công ty Bất động sản Danh Khôi cũng đã “thâu tóm” thành công một dự án có quy mô gần 10 ha ngay trung tâm TP. Bà Rịa để phát triển thành khu đô thị mang tên Barya Citi. 

    Ngoài những tên tuổi kể trên, hàng loạt dự án lớn cũng đang bắt đầu khởi động như Dự án Vũng Tàu - Paradise, Công ty Phúc Điền Land với dự án Golden City, Công ty Địa ốc Việt Hân đang triển khai 2 dự án lớn có tổng mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD; Công ty Gia Long, Công ty Nam Hải với dự án Gia Long Villas và Khu biệt thự cửa biển Marine.

    Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho rằng, nếu cách đây vài năm, giá bất động sản tại Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn khá “mềm” so với các địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai…, thì nay, bất động sản nơi đây đã thiết lập nên một mặt bằng giá mới.

    “Những dự án có vị trí đẹp, hạ tầng tốt thì mức giá đều đã được đẩy lên khá cao. Đây là điều dễ hiểu bởi Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển về kinh tế - xã hội cũng như du lịch, nghỉ dưỡng. Theo nhận định của tôi, ít nhất trong vài năm nữa, thị trường bất động sản Vũng Tàu sẽ vẫn tiếp tục sôi động do ngày càng có nhiều chủ đầu tư hướng tới địa phương này”, ông Quang nói.

    THIỆN AN 


  • Nằm liền kề TP.HCM, thời gian gần đây Đồng Nai nổi lên như là một điểm ‘nóng’ thu hút nhà đầu tư bất động sản. Sau khi UBND tỉnh siết chặt tình trạng nạn phân lô đất nông nghệp, phân khúc đất nền ở Đồng Nai đang bước vào cuộc thanh lọc mới.

     

    Đất nền phân lô có còn “nóng”?

     

    Không phải mới đây mà từ khi thông tin dự án xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành nhen nhóm, thị trường đất nền tại Đồng Nai, nhất là khu vực TP Biên Hòa, đã bắt đầu lên cơn sốt. Tình trạng một số cá nhân thu gom đất nông nghiệp rồi phân lô bán nền tràn lan từng khiến cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đau đầu.

     

    Sau gần 10 tháng tạm ngưng giải quyết hồ sơ tách thửa, đầu tháng 3/2018, UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định cho phép tách thửa đất trở lại. Nhưng thay vì quy định số thửa tối thiểu được tách như trước đây thì nay tỉnh đã khống chế diện tích. Cụ thể, từ 500 – 2.000m2 phải lập bản vẽ mặt bằng, trên 2.000m2 thì phải lập dự án.

     

    Tuy vậy, thị trường đất nền Đồng Nai vẫn rất… bát nháo. Không riêng các đầu nậu đầu cơ đất, nhiều chủ đầu tư khi giới thiệu đều gắn “mác” dự án của mình gần sân bay Long Thành như miếng mồi chiêu dụ khách hàng, trong khi dự án chỉ nằm trên giấy.

     

    Theo khảo sát của PV tại một dự án ở xã Long Đức, huyện Long Thành. Chủ đầu tư giới thiệu dự án đã xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bao gồm cả cây xanh và vỉa hè, giá bán 14 triệu đồng/m2. Để gia tăng giá trị dự án, chủ đầu tư còn cam kết “dự án chỉ cách Sân bay quốc tế Long Thành 2km”.

    Tìm hiểu thực tế, dự án này hiện chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm. Còn việc di chuyển đến khu vực dự kiến xây dựng sân bay phải chừng mất 30 phút.

     

    Trong khi đó, giá đất tại dọc đường tỉnh lộ 769, huyện Long Thành cũng bị đẩy lên cao ngất. Như một lô đất nền mặt tiền tỉnh lộ 769 đoạn qua xã Lộc An, chỉ với 90m2 đất thổ cư được rao bán giá 2 tỷ đồng.

     

    Bên cạnh đó, tình trạng rao bán dự án với những thông tin sai lệch, lừa dối khách hàng vẫn còn diễn ra. Dù được mời chào mua đất ở quận 9, TP.HCM nhưng khi đi xem thực tế, PV lại được công ty môi giới đưa đến tận… huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

     

    Theo các chuyên gia bất động sản, nếu như trước đây các dự án đất nền ở Đồng Nai “ăn theo” Sân bay quốc tế Long Thành để đẩy giá bán thì sau một thời gian đã trở về giá thị thực. Với nhiều rủi ro về pháp lý cũng như không đáp ứng nhu cầu tiện ích cho khách hàng, những dự án nằm xa khu trung tâm đã dần hạ nhiệt.

     

    Săn mua dự án “sổ đỏ trao tay”

     

    Cứ đến cuối tuần, khách hàng từ khắp nơi đổ về Đồng Nai xem đất.

     

    Qua nhiều cơn sốt đất, hiện thị trường đất nền Đồng Nai đang bước vào cuộc “thanh lọc” mới, TP Biên Hòa nổi lên như điểm đến thu hút nhà đầu tư. Nằm trong vùng kinh tế phát triển trọng điểm phía Nam và là tâm điểm của tứ giác tiềm năng vùng đô thị TP.HCM, nơi đây được định hướng trở thành vùng kinh tế hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

     

    Theo ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, với trung tâm là TP Biên Hòa, Đồng Nai đã và đang thực hiện nhiều dự án hạ tầng lớn như đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Dầu Giây – Phan Thiết, Biên Hòa – Vũng Tàu… phục vụ cho sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai. Hạ tầng giao thông kết nối tốt với TP.HCM đã kéo theo nhu cầu đầu tư bất động sản tăng lên.

    Về tình trạng phân lô bán nền đất nông nghiệp tràn lan, theo ông Trần Văn Vĩnh, nếu không quản lý tốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy trong tương lai. Thực tế, do lợi nhuận quá lớn nên nhiều cá nhân thu gom đất nông nghiệp rồi san lấp mặt bằng, phân lô bán nền tác động xấu đến thị trường địa ốc nói chung của tỉnh.

     

    Dưới góc độ nhà đầu tư, ông Nguyễn Nam Hiền, Phó TGĐ Hưng Thịnh Land cho hay, khi nhắm đến phân khúc đất nền phần đông khách hàng có tâm lý muốn mua dự án “sổ đỏ trao tay”. Đối với thị trường sôi động như TP Biên Hòa, các dự án có pháp lý rõ ràng và chủ đầu tư uy tín là một lợi thế lớn.

     

    Phó TGĐ Hưng Thịnh Land lý giải, sổ đỏ là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo quyền sở hữu đối với bất động sản cho khách hàng có nhu cầu ở thực. Còn với nhà đầu tư thứ cấp, yếu tố này góp phần tăng tính thanh khoản của sản phẩm.

     

    Nắm bắt được tâm lý đó, Hưng Thịnh Land vừa giới thiệu dự án Biên Hòa New City ra thị trường. Dự án có quy mô 119ha, loại hình nhà liên kế và biệt thự nằm trong tổng thể khu du lịch, sân golf, thể thao và du lịch sinh thái Long Thành rộng 334ha. Giá bán ở dự án này từ 8 triệu đồng/m2.

     

    Nhận định về thị trường đất nền các tỉnh lân cận TP.HCM trong thời gian tới, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng đất nền luôn là phân khúc “nóng” nhất của thị trường. Vì tâm lý chung của người dân vẫn xem đây là tài sản quan trọng và tích lũy theo thời gian.

     

    “Xu thế ở nhà liền thổ luôn gắn chặt trong tâm trí người Việt. Do vậy, khi có tiền nhàn rỗi việc đầu tiên người dân nghĩ đến là tìm mua đất tích trữ. Chính vì thế những dự án đất nền có pháp lý rõ ràng, sổ đỏ trao tay luôn tăng trưởng và có tính thanh khoản cao”, ông Châu chia sẻ.

     

    Dự án Khu Dân cư Ngân Long với giá 550 triệu 1 nền đang được rất nhiều khách hàng quan tâm

    Hãy gọi ngay PKD đất nền Đồng Nai 1900636895 hoặc Zalo 0967732911 


  • Tọa lạc ngay trung tâm kinh tế là nơi tập trung 3 khu công nghiệp lớn của tỉnh. Với tiềm năng hơn 1 triệu lao động cùng sổ hồng đầy đủ thì Dự án đất nền ngay trường Sĩ quan lục quân 2 đang được đông đảo nhà đầu tư quan tâm.

     

     
    Thông tin bán đất xã Long Đức, Đồng Nai
     
        Tên dự án: Khu dân cư Thương mại Ngân Long
        Vị trí: xã Long Đức, Long Thành, Đồng Nai
        Đơn vị phân phối: Địa ốc Đông Sài Gòn
        Quy mô: 4,9304 ha
        Diện tích đất ở: 27.929,6 m2
        Đất công viên: 2.674 m2
        Diện tích đất nhà trẻ: 1.520 m2
        Diện tích từng nền: 90 – 130 m2
        Đường nội bộ: 7 – 12 m
        Vỉa hè 2.5 m
        Pháp lý: hoàn thiện, rõ ràng, sổ riêng từng nền,
        Dự án hiếm hoi còn sót lại đã có quy hoạch 1:500 của tỉnh Đồng Nai
     
    Vị trí dự án đất nền Long Thành
     
    Khu dân cư Ngân Long tọa lạc lại xã Long Đức, huyện Long Thành, Đồng Nai. Nằm trong ngã ba kinh tế trọng điểm với 3 KCN lớn: Giang Điền, An Phước, Long Đức đem đến cơ hồi đầu tư vô cùng lớn.
     
    Không chỉ tiếp giáp thành phố Biên Hòa, dự án Ngân Long còn có vị trí giao thông thuận tiện. Dễ dàng kết nối đến trung tâm Biên Hòa, Hồ Chí Minh, Phan Thiết, Vũng Tàu với hệ thống giao thông hoàn thiện: QL 1A, QL 51, cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Võ Nguyên Giáp, Phùng Hưng, Trảng Bom – An Viễn…
     

    Mọi chi tiết xin liên hệ PKD đất nền Đồng Nai 0938364681


  • Theo báo cáo của UBND Tp.HCM về tình hình thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, kết quả thực hiện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn Tp.HCM.

    Do đó, UBND Tp.HCM đã kiến nghị Trung ương ưu tiên sử dụng các quỹ đất nhà nước trực tiếp quản lý do các doanh nghiệp đang sử dụng làm nhà xưởng tại các quận, huyện thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp cũng như quỹ đất do các cơ quan nhà nước hiện đang quản lý thuộc diện sắp xếp lại để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.

    Qua đó, phân bổ nguồn vốn ngân sách thu được của chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội theo hình thức nộp bằng tiền, để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách, bổ sung cho Quỹ phát triển nhà ở Tp.HCM để đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố và giải quyết cho các hộ gia đình chính sách vay mua nhà ở xã hội;

    Thành phố cũng kiến nghị Trung ương bố trí nguồn vốn từ ngân sách để Ngân hàng Nhà nước triển khai việc cấp bù lãi suất nhằm thực hiện sớm chính sách nhà ở xã hội, triển khai thực hiện cho vay ưu đãi và chính sách tiết kiệm nhà ở xã hội, tạo thêm nguồn vốn thực hiện chương trình nhà ở xã hội và đảm bảo công bằng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.

    Đồng thời, việc triển khai các cơ chế chính sách về phát triển, quản lý nhà ở xã hội của Trung ương cần có các chính sách, quy định, biện pháp, kiểm soát chặt chẽ các ngân hàng thương mại, các tổ chức cá nhân không được sử dụng nguồn vốn này sai mục đích.

    UBND Tp.HCM cũng kiến nghị Trung ương hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách về tín dụng, thuế, thủ tục đầu tư... để khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở thương mại giá thấp phù hợp với yêu cầu sinh sống của công nhân khu công nghiệp, người có thu nhập thấp ở đô thị...

    Ngoài ra, UBND Tp.HCM cũng giao Sở Xây dựng giải quyết bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước cho các hộ tại chung cư Miếu Nổi, phường 3, quận Bình Thạnh.
    (Theo CafeF)