• Chính sách tín dụng mới của Ngân hàng Nhà nước theo thông tư 36 đã dần nắn dòng vốn vào các dự án trung cao cấp, phục vụ nhu cầu nhà ở của số đông người dân ở các đô thị lớn.

     

    Chính sách giúp thị trường ổn định

     

    Ngân hàng Nhà nước đang điều hành chính sách tín dụng theo hướng thắt chặt đối với bất động sản. Những diễn biễn từ đầu năm 2019 cho thấy, các ngân hàng đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%, tăng hệ số rủi ro với hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. 

     

    Đáng chú ý, những ngân hàng hàng đầu như Techcombank đã có những giải pháp "đi trước, đón đầu" để đồng hành cùng chính sách, đáp ứng nhu cầu an cư lạc nghiệp của người dân và đảm bảo tăng trưởng ổn định. Cụ thể, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của Techcombank tại thời điểm 30/9/2019 là 36,1%.

     

    Trong khi đó, nhu cầu an cư của thị trường dân số trẻ với quy mô 100 triệu người tại Việt Nam vẫn rất lớn. Dữ liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường cho biết, mỗi năm ở Việt Nam có thêm 200.000 cặp đôi kết hôn và có nhu cầu ra ở riêng, gần nửa triệu gia đình có nhu cầu đổi chỗ ở mới. 

     

    Theo một khảo sát của AC Nielsen, trước đây người trẻ thường vay mượn cha mẹ, người thân, bạn bè để mua nhà thì nay 65% lựa chọn đến ngân hàng.

     

    Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt gần 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2018. Trong đó, tín dụng kinh doanh bất động sản đạt 473.700 tỉ đồng (chiếm 34%), tăng khoảng 2% trong khi tín dụng tiêu dùng bất động sản đạt 919.600 tỉ đồng (chiếm 66%) và tăng 9,4%. 

     

    Dữ liệu này cho thấy, phần vốn trực tiếp cho vay kinh doanh bất động sản với các chủ đầu tư của các nhà băng tăng thấp, thậm chí giảm, còn vốn cho người dân vay tiêu dùng với mục đích mua nhà để ở như căn hộ chung cư vẫn tiếp tục gia tăng.

     

    Các chuyên gia nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng có thể tác động tạm thời đến doanh nghiệp bất động sản, nhưng về lâu dài sẽ làm ổn định và làm lành mạnh hoá thị trường. 

     

    "Việc kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản cần có lựa chọn, tăng cường nguồn vốn cho các dự án hoàn thành nhanh và phát huy hiệu quả, hạn chế cung vốn cho các chủ đầu tư thiếu năng lực, để dự án đắp chiếu kéo dài", TS Lê Xuân Nghĩa lưu ý.

     

    Bám sát nhu cầu ở thực của người dân

     

    Phân tích số liệu tín dụng bất động sản tại Techcombank cho thấy ngân hàng dẫn dắt và bám sát xu hướng thị trường. Trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng bất động sản tại Techcombank đạt 113.186 tỷ đồng dư nợ, trong đó cho vay trực tiếp các chủ đầu tư dự án và nhà thầu chỉ chiếm tỷ trọng 35%, còn lại là cho khách hàng vay mua nhà theo 2 hình thức: Trả góp từ thu nhập cố định hàng tháng chiếm tỷ lệ chủ yếu, hoặc có tài sản đảm bảo là nhà đất.

     

    Mô hình tín dụng phục vụ nhu cầu nhà ở của Techcombank được đánh giá cao ở hiệu quả giảm thiểu rủi ro tập trung tín dụng. Đây là sản phẩm được thiết kế theo chuỗi, trong đó có cho vay chủ đầu tư phát triển dự án nhà ở, nhà thầu xây dựng, nhà cung cấp nguyên vật liệu, doanh nghiệp trang trí nội thất, cung cấp thiết bị hoàn thiện... và đến người mua nhà để ở. 

     

    Quản trị rủi ro được tập trung ở một đầu mối là ngân hàng và liên thông về dữ liệu ở các mắt xích của chuỗi, do đó dòng tiền cho vay được truy xuất và quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó, do tập trung chủ yếu vào khách hàng vay mua nhà để ở, có phương án và dòng tiền trả nợ rõ ràng, nên tỷ lệ nợ xấu về tín dụng bất động sản của Techcombank, theo chia sẻ của lãnh đạo ngân hàng, chỉ ở mức 0,5%.

     

    Quản trị rủi ro tốt là một yếu tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Techcombank. Đây cũng là ngân hàng duy nhất cam kết đầu tư đến 300 triệu USD để nâng cao hệ thống hạ tầng công nghệ từ 2016-2020 để đảm bảo tốt trải nghiệm khách hàng.

     

    Theo đó, Techcombank đã phát triển những sản phẩm và mô hình kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận cao và rủi ro thấp, cải thiện chất lượng dịch vụ và gia tăng lợi ích khách hàng. Đơn cử như dự án "Quy trình vay mua nhà trên công nghệ M+" giúp tăng cường tính minh bạch trong quy trình vay, giúp khách hàng chủ động nắm bắt được tiến độ hồ sơ xử lý khoản vay xuyên suốt hành trình vay.

     

    Theo bà Nguyễn Vân Linh, Giám đốc dự án M+ của Techcombank, hành trình vay mua nhà với quy trình số hóa M+ có tỷ lệ hồ sơ được phê duyệt so với hồ sơ khởi tạo đạt đến 96%. Đặc biệt, thời gian xử lý hồ sơ từ bước khởi tạo hồ sơ đến hoàn thành phê duyệt, trả kết quả hạn mức tín dụng được rút ngắn chỉ còn 20 phút. Thời gian xử lý hồ sơ từ bước khởi tạo đơn vay tới khi hoàn thành giải ngân chỉ mất 4 ngày làm việc, giúp các cặp vợ chồng trẻ dễ dàng tiếp cận với dòng vốn vay mua nhà để ở.

     

    Thực tế cho thấy, nhu cầu nhà ở của người dân Việt Nam luôn tăng trưởng khi thu nhập tăng dần. Vì vậy, việc các ngân hàng như Techcombank kiểm soát tốt dòng tiền cho vay tín dụng mua nhà để ở, tiên phong tạo ra những trải nghiệm mới góp phần vào sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường không chỉ giúp các ngân hàng phát triển ổn định, nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

     

    Theo đánh giá tháng 11/2019 của tổ chức phân tích ACBS, Techcombank đã sẵn sàng bứt phá cho giai đoạn phát triển kế tiếp, với chiến lược rõ ràng và chiến lược kinh doanh tham vọng, nhất là khi xây dựng chiến lược dựa trên chuỗi giá trị. Đây là nền tảng giúp Techcombank có thể mở rộng cơ sở khách hàng với chi phí thấp hơn đối thủ, cũng như chuyển dịch cơ cấu doanh thu sang thu nhập ngoài lãi nhờ đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu khách hàng.

     


  • The Galleria Residence đại diện cho Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại lễ trao giải International Property Awards 2019 hôm 2/12 ở London (Anh).

    Theo đó, dự án đạt giải ở hạng mục Apartment/Condominium Asia Pacific (Dự án căn hộ tốt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương) và Best International Apartment/Condominium (Căn hộ tốt nhất thế giới), trong khuôn khổ giải thưởng International Property Awards.

    The Galleria Residence, (giai đoạn 1 của dự án The Metropole Thủ Thiêm) được phát triển bởi SonKim Land. Đây là năm thứ hai liên tiếp SonKim Land được vinh danh tại giải này.

    Ông Andy Han Suk Jung - Tổng giám đốc của SonKim Land chia sẻ: "Chiến thắng hai năm liên tiếp tại International Property Award - Giải thưởng bất động sản quốc tế, không chỉ là thành tựu lớn mà còn phản ánh những nỗ lực không ngừng nghỉ và cam kết của chúng tôi trong thị trường bất động sản cao cấp".

    Nằm tại trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm, The Galleria Residence bao gồm ba tòa tháp với 12 tầng, 456 căn hộ ở và 30 lô văn phòng và thương mại dịch vụ. The Galleria Residence là giai đoạn một của dự án The Metropole Thủ Thiêm, bao quanh bởi các công trình biểu tượng mới của thành phố và tiện ích công cộng, là nơi hội tụ của các xu hướng văn hóa, nghệ thuật, công nghệ và giải trí tại TP HCM.

    The Galleria Residence nằm cạnh trung tâm hội nghị thành phố, nhà hát Opera, quảng trường trung tâm và công viên bờ sông, được thiết kế để trở thành một không gian sống hiện đại và đầy màu sắc nghệ thuật.

    Tiện nghi The Galleria Residences đa dạng, như vườn điêu khắc, hồ bơi vô cực dài 50m, hồ jacuzzi, phòng xông hơi nổi, chòi mát xa thủy lực, hồ bơi trẻ em, khu tắm tráng, sân chơi ngoài trời, phòng tập gym... mang lại sự tiện nghi, thoải mái cho các cư dân.

    International Property Awards là giải thưởng dành cho các dự án bất động sản xuất sắc tầm cỡ quốc tế của các tập đoàn phát triển bất động sản trên toàn thế giới. Các hạng mục giải thưởng tương ứng với các chuyên môn khác nhau trong ngành bất động sản, bao gồm kiến trúc, thiết kế và các sáng kiến xây dựng. Công ty có mặt tại International Awards đều đã chiến thắng với điểm cao nhất tại mỗi khu vực.Giải thưởng từng được tổ chức tại nhiều nơi như châu Phi, châu Á - Thái Bình Dương, Caribbe, Trung và Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Âu...

    Phong Vân


  • Chỉ vì nể và tin tưởng vào những lời nói suông, những mối quan hệ thân quen,… mà không ít người đã tiến hành giao dịch mua bán nhà đất trong tình trạng thiếu sự kiểm tra kỹ càng và không thông qua thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật. Điều này dẫn tới những hệ lụy và rắc rối không nhỏ.

     

    Năm 2014, anh Bình (Việt Trì, Phú Thọ) mua một mảnh đất 107m2 của gia đình ông Long - bác họ của anh Bình tại phường Gia Cầm, TP. Việt Trì với giá 1,15 tỷ đồng. Vì tin tưởng người thân trong gia đình nên hai bên chỉ làm giấy tờ mua bán viết tay. Do thường xuyên làm ăn xa nhà nên anh Bình vẫn để gia đình ông Long trồng hoa màu và chăn nuôi trên mảnh đất đó. Tháng 8/2019, do làm ăn thua lỗ nên anh Bình có ý định bán lại mảnh đất này cho một người bạn nhưng đã bị ông Long cản trở, không đồng ý giao đất. Nguyên nhân là bởi so với khi bán, hiện mảnh đất đã tăng giá gần gấp đôi nên ông Long nổi lòng tham, yêu cầu anh Bình phải đưa thêm 300 triệu đồng thì mới giao đất. Mặc dù rất muốn kiện người bác họ ra tòa nhưng vì không có đầy đủ chứng cứ pháp lý, anh Bình đành chấp nhận đưa thêm cho ông Long số tiền trên để lấy lại mảnh đất. Chỉ vì quá tin tưởng người thân nên giờ anh Bình không những mất tiền mà tình thân cũng sứt mẻ.

     

    Cũng vì tin ở cái sự “thân quen”, bà Tuyết (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) đang phải ngậm trái đắng mà không biết kêu ai. Theo lời kể của bà Tuyết, qua giới thiệu của người bạn, bà biết ngôi nhà cấp bốn tại phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang rao bán giá 700 triệu đồng với lý do vỡ nợ cần bán gấp. Khi đến xem nhà bà Tuyết thấy khá ưng vì ngôi nhà cấp bốn xây đã lâu nhưng rộng rãi, kiên cố. Có điều là căn nhà chưa có sổ đỏ, chỉ có một xấp giấy tờ viết tay thể hiện ngôi nhà đã được giao dịch nhiều lần. Do tin tưởng vì là chỗ quen biết lâu năm của người bạn, lại thấy giá quá hời nên bà Tuyết nhờ bạn xúc tiến luôn việc mua bán. 

     

    Sau khi trả đủ tiền cho người bán, chưa kịp cho thuê lại thì bà Tuyết mới “té ngửa” khi phát hiện có 2 người nữa cũng đã mua lại ngôi nhà này. Họ cũng có tập giấy tờ viết tay hệt như của chủ nhà cũ đưa cho bà. Tìm lại chủ cũ của ngôi nhà thì điện thoại, facebook đều không liên lạc được. Do đang có tranh chấp nên bà Tuyết không thể sử dụng ngôi nhà cũng không biết làm sao để đòi lại tiền khi người bán đã “cao chạy xa bay”.

     

    Anh Bình và bà Tuyết chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp phải nhận “trái đắng” vì chủ quan, tin tưởng vào các mối quan hệ thân quen khi giao dịch nhà, đất. Hầu hết các trường hợp này đều thực hiện giao dịch bằng miệng hoặc giấy tờ viết tay, không tuân thủ các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật như thực hiện hợp đồng mua bán thông qua phòng công chứng, làm thủ tục đăng bộ, đóng thuế, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan quản lý đất đai… Do đó, khi phát sinh tranh chấp, thiệt hại luôn thuộc về phía người mua. Nếu không có tranh chấp thì việc tiến hành các thủ tục hợp pháp sau đó cũng rất khó khăn.

     

    Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn trong giao dịch nhà đất, các chuyên gia khuyến cáo người mua cần tuân thủ đầy đủ 5 yếu tố sau: 

     

    Thứ nhất, xác minh mảnh đất có vướng tranh chấp, kiện tụng hay nằm trong dự án quy hoạch không? Bởi về nguyên tắc, nhà đất nằm trong quy hoạch sẽ không được mua bán. Để nắm được các thông tin này, cách chính xác nhất là liên hệ với UBND phường/xã; phòng TN&MT quận/huyện, văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận/huyện… để nhờ cung cấp thông tin. 

     

    Thứ hai, kiểm tra sổ đỏ. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, bởi nó quyết định đến tính pháp lý của mảnh đất. Tốt nhất nên mua đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hợp pháp nhằm tránh tranh chấp và dễ dàng hơn trong việc đền bù nếu có thu hồi. Ngoài ra cũng cần xem xét kỹ diện tích của mảnh đất trong sổ đỏ gốc để tránh nhầm lẫn việc mảnh đất đang nằm trong một thửa lớn hơn hoặc có quy hoạch lộ giới mà không biết.  

     

    Thứ ba, xác minh thông tin vay nợ, thế chấp. Nếu ngôi nhà, thửa đất đang bị thế chấp ngân hàng thì có thể nhận biết bằng cách xem ở bìa 4 (hoặc bìa 3) của sổ đỏ sẽ thấy thông tin thế chấp, hoặc đính kèm 1 tờ giấy riêng ghi thông tin thế chấp, giữa tờ này và sổ đỏ có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai. Trường hợp người bán muốn giấu thông tin thế chấp, họ sẽ gỡ tờ đó ra, khi quan sát sẽ thấy ở 1 góc, cạnh nào đó của sổ đỏ chỉ có 1 nửa dấu giáp lai. Trường hợp này tuy hiếm nhưng không phải không có.

     

    Thứ tư, thu thập thông tin về căn nhà dự định mua thông qua bên thứ 3, hàng xóm, tổ dân phố… để đánh giá đầy đủ các yếu tố xung quanh về chủ đất, nguồn gốc đất và hiện trạng mảnh đất có đầy đủ, chính xác không.

     

    Thứ năm, tiến hành giao dịch mua bán hợp pháp qua công chứng hoặc chứng thực để có thể đăng ký sang tên và sử dụng hợp pháp. Không nên giao dịch bằng miệng hoặc giấy tờ viết tay.

     

    Kênh mua ban nha dat http://batdongsan.e-monsite.com/


  • Ngày 6/12, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 14, HĐND TP Cần Thơ khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2021, hội trường “nóng” lên khi đại biểu chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng các vấn đề liên quan đến các dự án bất động sản rao bán không đúng với thực tế.

     

    Đại biểu Thiều Quang Thân hỏi Giám đốc Sở Xây dựng Mai Như Toàn có khuyến cáo, lưu ý gì cho người dân tránh các thiệt hại, đảm bảo quyền lợi của họ bởi tình trạng huy động vốn chưa đúng quy định, quảng cáo dự án bất động sản rất hoành tráng nhưng không có trên thực tế?

     

    Ông Mai Như Toàn, Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết: "Lời chào mời của các chủ đầu tư, nhà môi giới là mua càng sớm giá càng rẻ, lời càng nhiều. Chủ đầu tư tự đặt tên cho các dự án sao cho đáng để đầu tư kiếm lời, ở thì chất lượng sống rất tốt. Thậm chí các trang mạng quảng cáo cũng như mạng xã hội đưa lên những khu này. Dù chúng tôi là đơn vị quản lý xây dựng, quản lý quy hoạch trên địa bàn TP cũng không nhận ra nó ở đâu, nó như thế nào”.

     

    Cũng theo ông Toàn, Sở Xây dựng đã thành lập tổ công tác kiểm tra về giấy phép xây dựng, các điều kiện liên quan kinh doanh bất động sản như huy động vốn đối với 9 dự án mà Sở thấy “có vấn đề”.

     

    “Sau kiểm tra có 4 dự án chủ đầu tư nhận có huy động vốn bằng hình thức chuyển nhượng lô, nền. Việc thực hiện huy động vốn này chủ đầu tư chưa đáp ứng điều kiện bất động sản được đưa vào kinh doanh theo luật, tức chưa hoàn thiện công trình hạ tầng theo đúng tiến độ dự án được phê duyệt. 5 dự án còn lại mặc dù chúng tôi biết nhưng chủ đầu tư không thừa nhận có việc huy động vốn. Chúng tôi đã có đủ chứng cứ. Nếu chủ đầu tư không thừa nhận thì dứt khoát đơn vị môi giới sai phạm và sẽ xử lý đơn vị môi giới” - ông Toàn cho biết.

     

    Giải pháp sắp tới sẽ yêu cầu chủ đầu tư công khai thông tin liên quan tại dự án của mình. Ngoài ra, người dân khi mua có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp giấy tờ liên quan pháp lý dự án, khi có đủ thông tin hãy giao dịch để tránh rủi ro.

     

    Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Văn Hiểu - Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ cho biết: Tình trạng quảng cáo không đúng sự thật tại các dự án xảy ra nhiều.

     

    “Có trường hợp gọi cho tôi, tôi nói nếu đúng như quảng cáo thì tôi mua ngay, còn không thì tôi báo cơ quan chức năng xử lý, thì họ tắt máy luôn. Quảng cáo gì mà nhà lầu xe hơi, hồ bơi quá trời, nhất thế giới gì đâu mà sao tôi không biết gì hết? Gần sân bay, gần chợ, siêu thị, gần trường đại học, dự án vẽ ngất trời mây xanh mà không biết được thông qua hồi nào? Những thông tin này đa số là lừa đảo, tôi đề nghị phải xử lý nghiêm” - Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ nhấn mạnh quan điểm.

     

    Phạm Tâm


  • Nhiều tháng nay, thị trường bất động sản TP. HCM khá ảm đạm, giới đầu tư có xu hướng đi tìm những cơ hội đầu tư ở vùng ven như Bến Lức - Long An.

    Các dự án được giới đầu tư săn đón phải hội tụ được các yếu tố: pháp lý hoàn chỉnh, có thể ra “sổ đỏ” trong thời gian ngắn, quy hoạch đồng bộ, tiện ích nội ngoại khu tích hợp và đặc biệt có tiềm năng sinh lời cao.

    Vùng lõi chật chội, vùng ven đón sóng

    Theo nhận định từ nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường, thị trường địa ốc TP. HCM tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới trên tất cả các phân khúc như nhà phố, biệt thự và càng không có các dự án đất nền bởi quỹ đất ngày càng hạn hẹp.

    DKRA Việt Nam khẳng định nguồn cung đất nền đã giảm dần trong 2 năm gần đây. Toàn thị trường quý III chỉ có 3 dự án được ra mắt, giảm 38% cùng kỳ năm trước với tỷ lệ tiêu thụ đạt 75%, tương đương 2 quý đầu năm.

    Giới chuyên gia cho rằng trong quý cuối năm, các phân khúc đất nền, căn hộ, nhà liền thổ tại TP. HCM khó có được sự đột biến. Đất nền tại TP. HCM sẽ tiếp tục duy trì sự khan hiếm, nguồn cung căn hộ sẽ giảm mạnh, còn nhà phố, biệt thự có lượng mở bán chỉ bằng một nửa năm trước.

    Trái với bức tranh màu trầm đó của TP. HCM, theo một số nhà phân tích, Long An hiện đang là thị trường khá sôi động của đất nền. Dự kiến tỉnh này có nhiều nguồn cung mới với tỷ lệ tiêu thụ ổn định, giữ ở mức cao khoảng 70 - 80%.

    Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cũng cho biết, khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở tại TP. HCM vẫn thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước. Việc chuyển dịch mô hình phát triển nhà ở ra các tỉnh giáp ranh, tạo thành các khu dân cư quy mô lớn là phù hợp.

    Theo HoREA, bên cạnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, các địa phương thuộc Long An như Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức được kỳ vọng trở thành đô thị vệ tinh của TP. HCM, góp phần cơ cấu lại dân cư trong toàn vùng.

    Ở vị trí trung gian giữa TP. HCM và Đồng bằng sông Cửu Long, Long An được cho là khu vực hưởng lợi lớn từ hạ tầng. Bên cạnh tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương, Long An còn có tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối các huyện của Long An với TP. HCM và Đồng Nai. Đồng thời, dự án cũng tạo ra một trục phát triển mới gắn kết Long An với hệ thống cảng quốc tế Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải và sân bay Long Thành.

    Do đó theo báo cáo từ JLL Việt Nam, Long An được xem là lựa chọn mới cho ngành công nghiệp và kỳ vọng trở thành thủ phủ khu công nghiệp miền Nam. Giá cho thuê đất khu công nghiệp tại tỉnh này đứng thứ hai trong nhóm thủ phủ khu công nghiệp miền Nam, đạt 120 USD/m2 chỉ sau TP. HCM.

    Ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh sẽ mang một lượng lớn nhân lực đổ về Long An, nhưng tỉnh này vẫn chưa có đủ nguồn sản phẩm nhà ở đáp ứng nhu cầu. Sự thiếu hụt này hứa hẹn sẽ đem lại khoản đầu tư hấp dẫn cho những nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội.

    Việt Úc Varea – điểm nóng đầu tư

    Vừa được giới thiệu ra thị trường, dự án hơn 1.200 sản phẩm đất nền Việt Úc Varea đã chứng tỏ sức nóng hiếm có trên thị trường Bến Lức, Long An. Với quy mô hơn 20,5 héc-ta cùng pháp lý đầy đủ (được phê duyệt 1/500, có giấy phép xây dựng) chủ đầu tư Thịnh Hưng Holdings đã khuấy đảo thị trường cuối năm với mức giá hấp dẫn, chỉ 13,6 triệu đồng/m2. Mức giá này được đánh giá là khá cạnh tranh khi các dự án lân cận đang được rao bán từ 18 triệu đồng/m2 trở lên.

    Theo chủ đầu tư, dự án đã được thi công hạ tầng cơ bản và đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng để đi đến bàn giao. Dự kiến ngay trong quý II/2020, chủ đầu tư có thể ra “sổ đỏ” cho khách hàng.

    Dự án Việt Úc Varea nằm lân cận với một số khu đô thị quy mô lớn của các “đại gia” như Vingroup, Nam Long…, có vị trí đắc địa ngay mặt tiền đường Vành đai 4 nối TP. HCM và các tỉnh lân cận. Từ Việt Úc Varea, cư dân chỉ cần 5 phút để ra tới cao tốc TP. HCM - Trung Lương, 20 phút để về trung tâm TP. HCM và hơn 30 phút để bến sân bay quốc tế Long Thành theo đường cao tốc Bến Lức – Long Thành sắp đi vào hoạt động.

    Không chỉ vậy, dự án còn hấp dẫn nhà đầu tư với hàng loạt tiện ích nổi bật. Chủ đầu tư đã tập trung phát triển hạ tầng và tiện ích công cộng lên đến 8,5 ha, tích hợp đầy đủ tiện ích của một khu đô thị kiểu mẫu như trường học, bệnh viện chuẩn chất lượng quốc tế, trung tâm thương mại Diamond, khu phức hợp thể thao đa năng, công viên ven sông… Tại dự án này, lần đầu tiên Long An có một quảng trường nhạc nước biểu diễn ánh sáng 3D, chương trình văn hóa, nghệ thuật. Khu chợ đêm và phố đi bộ còn được hình thành ngay trong nội khu, đảm bảo nhu cầu mua sắm, vui chơi giải trí.

    Giới đầu tư đánh giá những tiện ích hoàn hảo này chính là điểm cộng đắt giá nhất nâng tầm giá trị cốt lõi của dự án, tạo ra sự khác biệt với thị trường. Cùng với mức giá cạnh tranh, Việt Úc Varea thực sự trở thành “điểm nóng” thu hút vốn đầu tư của thị trường địa ốc vùng ven TP. HCM.





    Follow this section's article RSS flux