• Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn.

     

    Ngành du lịch Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế bình quân đạt 27% trong 2 năm vừa qua, nằm trong những quốc gia có đà tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Á.

     

    Đà tăng trưởng ấn tượng vừa rồi được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng, sự phổ biến của những hãng hàng không giá rẻ (như VietJet, AirAsia), chương trình đăng ký thị thực điện tử cho 40 quốc gia và miễn thị thực cho 5 quốc gia Châu Âu, tiêu dùng nội địa và những động thái của chính phủ nhằm khuyến khích và thúc đẩy nền du lịch quốc gia.

     

    Cuộc cách mạng công nghệ số đã thay đổi cơ chế hoạt động của ngành du lịch toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Các chủ đầu tư và đơn vị quản lý khách sạn đang thay đổi cách tiếp cận với các đối tượng khách hàng trẻ - những người đang dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại thông minh và Internet hơn bao giờ hết.

     

    Sức ảnh hưởng của cách mạng công nghệ số tới thị trường du lịch được thể hiện qua việc nhiều khách sạn đang tăng cường ngân sách tiếp thị qua các kênh trực tuyến, cũng như sử dụng những nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm tới những người theo dõi họ.

     

    Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng là một kênh đầu tư hấp dẫn và là một sản phẩm thể hiện phong cách sống của tầng lớp khá giả trong những năm gần đây.

     

    Bất chấp việc nguồn cung tăng mạnh tại các phân khúc khác nhau trên cả nước, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tốt. So sánh những điểm đến khác trong khu vực Đông Nam Á (như Phuket), tổng số sản phẩm của bất động sản nghỉ dưỡng vẫn thấp và tiềm năng tăng trưởng vẫn còn rất lớn

     

    Nhiều chủ đầu tư cũng có cái nhìn lạc quan về tiềm năng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Ông Lê Minh Dũng, Phó giám đốc điều hành BIM Group, cho biết: “Tổ chức Du lịch thế giới vừa qua đã xếp Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất trên thế giới, và du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ về lượng và chất. Chúng tôi nhìn thấy tín hiệu tích cực về thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và các điểm đến mới như Hạ Long, Phú Quốc, Đà Lạt, Quảng Bình, Sapa, Ninh Thuận, Hải Phòng.”

     

    Một lượng lớn các sản phẩm sẽ sớm được bàn giao và sẽ gây áp lực cạnh tranh lớn với các nhà đầu tư cho thuê. Các chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng chiến lược marketing và chính sách bán hàng phù hợp nhằm tăng sức hút của sản phẩm đối với khách hàng nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo tính bền vững trong mô hình kinh doanh của họ.

     

    Mặc dù các chương trình cam kết lợi nhuận gần đây được xem là một trong những công cụ bán hàng hiệu quả để thu hút giới người mua, các chủ đầu tư đang thể hiện sự cẩn trọng trong việc áp dụng các chương trình này.

     

    Theo ông Robert McIntosh, Giám Đốc Điều Hành của CBRE Hotels Châu Á - Thái Bình Dương, một số tranh chấp đã xảy ra giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư về hiệu quả lợi nhuận của các chương trình tương tự ở các thị trường phát triển hơn như ở Thái Lan và Úc.

     

    Các dự án có chất lượng tốt, được xây tại vị trí phù hợp, có tiềm năng hút khách du lịch khi đi vào hoạt động thì khả năng thu hút khách sẽ vẫn cao nếu không có các chương trình này. Song song đó, các yếu tố kích cầu vĩ mô vẫn khả quan kết hợp với chiến lược marketing phù hợp của các chủ đầu tư, và sự đa dạng hóa trong sản phẩm của các dự án sẽ giúp duy trì được sự tăng trưởng cho thị trường bất động nghỉ dưỡng Việt Nam.

     

    Ngọc Vy https://tinyurl.com/y88n79qq

     


  • Thời gian gần đây, giá đất nền tại một số khu vực ngoại thành và vùng ven trung tâm TPHCM có tốc độ tăng phi mã, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường và người tiêu dùng.

    Đất vùng ven tăng giá chóng mặt

    Theo báo cáo tình hình thị trường bất động sản trong hai quý vừa qua của một số công ty nghiên cứu thị trường, khu Đông TPHCM gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức đang là tâm điểm của thị trường bất động sản trong phân khúc đất nền. Tại đây, tỷ lệ tiêu thụ đất nền phân lô đạt tới 100%. 

    Giá đất liên tục tăng khoảng 5 - 10% so với quý trước, riêng khu vực quận 2 tăng 15 - 20%. Theo thông tin phóng viên ghi nhận được, tại quận 9, khu vực cảng Phú Hữu, giá đất nền trong một tháng gần đây cũng đã tăng từ 24-25 triệu/m2 lên 30-35 triệu đồng/m2. Tại khu vực Long Phước, giá nhà phố cũng tăng chóng mặt từ 600-700 triệu đồng/căn lên 1 tỷ đồng/căn chỉ trong một tháng qua.

    Một số dự án đất nền hiện đang xây dựng hạ tầng và chưa có giấy chủ quyền (sổ đỏ) nằm trên đường Tam Đa, cách đây một tuần được chào với giá 16,5 triệu đồng/m2 thì nay đã được đẩy lên 18,5 đến 19 triệu đồng/m2. Một số dự án nằm trên đường Nguyễn Duy Trinh, quận 9 hiện đã có sổ đỏ mới được chào với giá 25 triệu đồng/m2 thì nay được đẩy lên 40-50 triệu đồng/m2. Theo thông tin ghi nhận được từ một số nhân viên môi giới tại khu vực quận 9, giá nhà đất tăng hàng ngày, hàng giờ, nay nhận cọc mai sang tên đã lời được mấy chục triệu đồng.

    Không chỉ TPHCM, giá đất tại các tỉnh lân cận cũng sốt nóng không kém. Cụ thể, tại TP Biên Hòa (Đồng Nai), tin tức về giá nhà, đất được bàn tán khắp nơi, thông tin rao bán nhà đất được treo dày đặc trên các cột điện, bờ tường. Lãnh đạo một công ty bất động sản nhận xét, hiện thị trường bất động sản đang phát triển mạnh ở TPHCM và các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An... Ăn theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt công ty bất động sản, nhất là các công ty môi giới. Nhiều công ty có vài ba nhân viên, không được đào tạo, không được quản lý tốt nên đi lừa đảo khắp nơi.

    Giám đốc một công ty địa ốc cho biết: "Để xảy ra tình trạng nở rộ lừa đảo thời gian qua do có quá nhiều sàn môi giới ra đời. Ngay cả công ty tôi, nhiều nhân viên mới làm một vài năm cũng ra mở sàn giao dịch, nhưng chỉ được một thời gian ngắn là giải thể xin về lại. Một số nhân viên khác mở sàn khó khăn thì làm liều làm bậy. Do không có sự giám sát, hậu kiểm trong khâu thực thi pháp luật", ông này nói.

    Chính quyền vào cuộc

    Trước việc cơn sốt đất lan rộng, thu hút nhiều nhà đầu tư lao theo, khiến nhiều ý kiến lo ngại về nguy cơ bong bóng bất động sản cũng như gặp rủi ro do tình trạng cò đất lừa bán dự án ảo. "Giá đất tăng nóng thời gian qua không phản ánh đúng giá trị thật. Nhiều lô đất chỉ là đất nông nghiệp, đất vườn đang bỏ hoang và nằm ở những vùng rất hẻo lánh không có giá thị thương mại nhưng tăng vùn vụt do tình trạng mua đất như mua rau, mua bất chấp của giới đầu tư. Đất tăng giá chủ yếu do đầu nậu chuyển nhượng qua lại với nhau. Vì là đầu cơ, đầu nậu nên họ đẩy giá bán kiếm chênh lệch, lướt sóng chứ không có nhu cầu để đầu tư dài hạn", giám đốc một công ty môi giới địa ốc cho hay.

    Cũng chính lo ngại này, nhiều địa phương đã có động thái siết lại thị trường bất động sản như hạn chế phân lô bán nền, thanh kiểm tra các dự án, dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thậm chí tạm dừng cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì nguy cơ cơn sốt đất hiện nay là sốt ảo.

    Tại TPHCM, UBND TP nhận định trên địa bàn TP có hiện tượng các nhà đầu cơ thao túng và thông tin sai lệch dự án bất động sản rồi đẩy giá, khai thác yếu tố tâm lý chuyển nhượng để hưởng chênh lệch, dẫn đến giá trị giao dịch các loại bất động sản này tăng đột biến, có nơi tăng đến 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính vì vậy, UBND TP đã yêu cầu Công an TPHCM phối hợp các quận huyện xử lý những người đưa thông tin sai lệch về các dự án bất động sản, hạ tầng kỹ thuật để thổi giá nhà đất hoặc có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch. Động thái này được thành phố đưa ra nhằm ổn định tình hình sốt đất ảo trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản.

    Theo thông tin ghi nhận được từ một số nhân viên môi giới tại khu vực quận 9 TPHCM, giá nhà đất tăng hàng ngày, hàng giờ, nay nhận cọc mai sang tên đã lời được mấy chục triệu đồng.

    Xem thêm https://tinyurl.com/y88n79qq - https://tinyurl.com/ybm8765g - https://tinyurl.com/y7mgequo

    Theo Bảo Chương

    Lao động


  • Dù hệ thống pháp luật đã có đầy đủ quy định và chế tài xử lý nhưng các sai phạm của hoạt động môi giới bất động sản vẫn đang bị buông lỏng.

    Nhằm ổn định thị trường bất động sản (BĐS), UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch thông tin về tiến độ các dự án BĐS, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. UBND các quận, huyện cần tăng cường quản lý đối với việc tách thửa đất trên địa bàn TP, đảm bảo đúng quy trình và mục đích sử dụng.

    TP cũng yêu cầu Công an TP phối hợp với UBND các quận, huyện kiểm tra, rà soát những cá nhân, tổ chức có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch BĐS để xử lý theo quy định pháp luật.

    Thị trường đất nền trong tay cò đất

    Chỉ đạo trên được đưa ra sau khi UBND TP nhận thấy thời gian qua trên địa bàn có hiện tượng các nhà đầu cơ thao túng, tung thông tin sai lệch về các dự án BĐS rồi đẩy giá chuyển nhượng để hưởng chênh lệch. Hệ lụy là giá trị giao dịch các loại BĐS tại TP.HCM tăng đột biến dù nguồn cung không hề thiếu.

    Trên thực tế, hồi đầu tháng 4 vừa qua, nhiều khu vực như quận 9, Thủ Đức, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ,... giá đất đã tăng phi mã. Đơn cử, giá đất một số nơi ở quận 9 tăng gấp 2-3 lần so với đầu năm. Trong vòng một năm qua, ở huyện Cần Giờ, nhiều khu đất phân lô có mức giá tăng 200%-300%, từ vài triệu lên vài chục triệu đồng/m2. 

    Người đi xem đất luôn bị cò rót những lời đường mật vào tai như: “Khu vực này sắp xây cầu, mở đường nên giá sẽ còn tăng nữa”; hoặc: “Nơi đây sắp được quy hoạch làm trung tâm thương mại, kinh tế nên nếu chậm chân sẽ không còn đất để mua…”. Do tin lời cò, nhiều người đã đổ xô mua đất đầu cơ, đất nền được mua đi bán lại nhiều lần khiến giá nâng lên từng ngày.

    Tương tự, thông tin Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có thể trở thành đặc khu kinh tế sau khi qua miệng cò đã khiến giá đất nền tại các khu vực đó nhảy múa. Thậm chí có những nơi một ngày giá đất bị cò thổi lên đến 2-3 giá. 

    Anh Nguyễn Tâm (Vạn Ninh, Khánh Hòa) chia sẻ: Nghe thông tin Bắc Vân Phong sắp trở thành đặc khu kinh tế, nhiều nhà đầu tư ở khắp nơi lao vào mua đất ở khu vực này mà không cần tìm hiểu thực hư. Cũng có một số nhà đầu tư kiếm lời nhưng tôi chưa thấy ai ăn đậm như những người môi giới BĐS dù họ chỉ làm một việc duy nhất là giới thiệu mua bán rồi ăn chênh lệch. Có người thu về tới 20 tỉ đồng chỉ sau vài tháng mở văn phòng môi giới đất đai ở đây.

    “Muốn đạt lợi nhuận như thế thì cò phải dùng đủ chiêu để thổi giá đất. Ví dụ, năm 2015, giá một lô đất diện tích 200 m2 ở khu tái định cư thị trấn Tuần Lễ chỉ khoảng 40-50 triệu đồng/lô thì cuối năm 2017 tăng lên 400 triệu đồng và đến tháng 5 vừa qua, vẫn mảnh đất đó cò đất đã giao dịch với giá 5,5 tỉ đồng. Chủ đất phó mặc cho cò đẩy giá bao nhiêu cũng được, miễn bán được giá. Người mua sau thì nghe cò bảo có lời cũng bùi tai, xuống tiền đầu tư. Thế là cò ở giữa hốt lời” - anh Tâm nói.

    Phải chấn chỉnh, quản lý gấp

    Việc cò đất, đầu nậu thổi giá đất nền trong thời gian qua đã gây ra hệ lụy xấu cho thị trường BĐS ở nhiều địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Khánh Hòa,… Đây là câu chuyện muôn thuở nhưng chưa được xử lý tới nơi tới chốn.

    Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), cho biết: Hiện hệ thống pháp luật đã có đầy đủ quy định, chế tài để xử lý các vấn đề liên quan đến sai phạm trong hoạt động môi giới BĐS. Theo quy định của pháp luật thì hoạt động của sàn giao dịch BĐS phải đăng ký với Sở Xây dựng địa phương, doanh nghiệp môi giới phải khai báo với cơ quan thuế, nhân viên môi giới phải thi sát hạch, được cấp chứng chỉ mới được hành nghề.

    “Trên thực tế, vấn đề kiểm soát trong lĩnh vực này hiện đang bị buông lỏng . Cơ quan nhà nước chưa quản lý, giám sát, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm của các văn phòng giao dịch địa ốc ngay từ đầu.Vì vậy, cò đất, môi giới vẫn ngang nhiên đăng tin quảng cáo sai sự thật và chào bán sản phẩm không đủ điều kiện theo quy định pháp luật” - ông Đính nói.

    Cũng theo ông Đính, để ngăn chặn tận gốc việc cò đất lộng hành thì không chỉ từ cơ quan chức năng cấp TP mà ngay từ cấp phường, khi thấy văn phòng môi giới BĐS mở ra phải đến kiểm tra đăng ký kinh doanh và những người hành nghề có đủ điều kiện hoạt động không. Cơ quan chức năng thấy các dự án chào bán trên thị trường, dự án nào không có tên trong danh sách đủ điều kiện mua bán thì ngay lập tức phải báo cho thanh tra để xử lý. Các hoạt động quản lý nhà nước nếu được triển khai đồng bộ và tích cực thì việc “treo đầu dê, bán thịt chó” để lừa đảo khách hàng là rất khó xảy ra.

    Ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc Công ty CP BĐS DKRA Việt Nam, nêu quan điểm Nhà nước cần minh bạch hóa về quy hoạch, làm sao để doanh nghiệp và người dân có thể kiểm tra thông tin dễ dàng. “Môi giới tác động đến tâm lý người mua rất lớn, vì vậy cần phải kiểm tra chặt chẽ việc vận hành đối với sàn môi giới, nhân viên môi giới để họ hoạt động chuyên nghiệp hơn. Nếu kiểm tra thấy văn phòng môi giới nào không đủ điều kiện hoạt động thì yêu cầu dừng hoạt động và khôi phục hiện trạng. Chỉ khi nào những sàn giao dịch BĐS bát nháo bị xử lý một cách nghiêm khắc thì thị trường địa ốc mới ổn định được” - ông Lâm nói.

    Các chiêu được cò đất hay dùng

    Những chiêu mà các công ty môi giới làm ăn kiểu chụp giựt thường sử dụng như mạo danh chủ đầu tư của dự án để đứng ra ký kết các hợp đồng không đúng quy định, tự ý thay đổi tên dự án, tự ý thêm các tiện ích ảo vào dự án để lôi kéo khách hàng, sử dụng "chim mồi" để dụ dỗ khách hàng xuống tiền hay tự ý "thổi giá" nhà, đất… Do đó, khi muốn mua nhà, đất tại một dự án nào đó, nhà đầu tư cần yêu cầu nhân viên môi giới cung cấp thông tin về chủ đầu tư và các vấn đề pháp lý liên quan để tránh những rủi ro về sau.

    Xem thêm https://tinyurl.com/ybm8765g - https://tinyurl.com/y7mgequo

    Ông LÊ HOÀNG CHÂU, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM
    Theo Khánh Mai

    Pháp luật Tp Hồ Chí Minh


  • Là câu chuyện không mới mẻ nhưng trên thị trường BĐS hiện nay, nhiều khách hàng, NĐT vẫn bị dính "mánh khóe" kinh doanh của các chủ đầu tư, môi giới. Làm thế nào để hạn chế điều này?

    Đâu là những "mánh lừa" dễ nhận thấy nhất?

    Không phải tất cả nhưng rõ ràng trên thị trường BĐS hiện nay, hiện tượng lừa đảo, nhà đầu tư mất tiền oan dường như có xu thế ngày càng tăng lên. Thậm chí, có những dự án NĐT đã tìm hiểu rất kỹ nhưng cũng không lường trước được rủi ro xảy ra sau đó. Khi đã xảy ra sự vụ, người mua BĐS dường như không biết kêu cứu ở đâu.

    Ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Asian Holding cho hay, phổ biến trên thị trường nhà đất hiện nay có mánh khoé như: Môi giới tư vấn đất một nơi nhưng dẫn khách đi xem đất một "nẻo", chẳng hạn tư vấn đất Q.9 dẫn đi Đồng Nai, hoặc Bình Chánh đi Long An; bán hàng tập trung: cho người công ty hoặc người nhà đóng kịch người mua nhà, tạo thị trường, những khách hàng mới vào không biết dễ sập bẫy; gọi điện xưng danh là người của chủ đầu tư hoặc các website bán hàng giả dạng là web của chủ đầu tư để dụ khách mua…

    Ngoài ra, theo ông Hậu, hiện tại tận dụng thị trường còn tốt các CĐT tranh thủ huy động vốn khi pháp lý dự án chưa xong. Điều này dẫn đến tình trạng có thể đất không ra được sổ, NĐT mất tiền cọc hoặc mất cả cục tiền.

    Còn theo giới đầu tư nhà đất, một chiêu lừa khác mà khách hàng hay gặp phải trên thị trường BĐS đó là, CĐT giảm giá khi mua sỉ rồi ôm tiền của khách lặn tăm. Chiêu này chủ yếu rơi vào các DN không có dự án nhưng lại quảng cáo là có. Dự án mà khách hàng đi xem thực chất không phải của họ.

    Bên cạnh đó, tình trạng bán đất theo hình thức đa cấp cũng nở rộ và khiến nhiều NĐT điêu đứng vì "mánh lừa" này. Cụ thể, thông qua các khóa học, nếu các học viên giới thiệu, bán được hàng cho các NĐT khác thì sẽ được chiết % giá trị sản phẩm. Nếu học viên không có tiền thì có thể cùng góp vốn vào một sản phẩm cùng rất nhiều người khác. "Chiêu thức" này đã khiến nhiều học viên không có tiềm lực tài chính nhưng muốn làm giàu nhanh tham gia mà không lường hết được hậu quả, rủi ro.

    Theo Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP HCM, thông thường, chủ đầu tư chỉ cam kết với những thông tin chính thống về pháp lý dự án, công trình dự án, tiện ích. Tuy nhiên, các môi giới đôi khi thêm thắt các thông tin về tiện ích của dự án nhằm mục đích dụ người mua chốt hợp đồng. Vấn đề này, chủ đầu tư luôn có quy định bên môi giới không được đưa thông tin không đúng về dự án, nhưng do nhân viên môi giới đưa ra bằng lời nói, nên chủ đầu tư cũng khó xử lý.

    Ngoài ra, môi giới thường dùng những lời có cánh, mang tính chất thổi phồng, gắn thêm tiện ích vào dự án, thậm chí diễn giải sai quy định pháp luật về điều kiện giao dịch, thế chấp dự án, bảo lãnh ngân hàng... được quảng bá bằng miệng hoặc tờ rơi quảng cáo dự án do môi giới tự in, gửi đến từng người. Với những thông tin này, nếu người mua cả tin sẽ rơi vào tình trạng mù mờ và kí hợp đồng khi "chuyện đã rồi".

    Phải tỉnh táo khi "bỏ tiền" vào BĐS

    Đó là cảnh báo của hầu hết các chuyên gia trong ngành đối với người mua BĐS hiện nay.

    Luật sư Đỗ Đăng Khoa, Công ty Luật BĐS Hưng Vượng cho rằng, quy trình mua bán nhà đất có 7 bước mà khách hàng cần nắm rõ, đó là: xem dự án (xem thực tế dự án và kiểm tra pháp lý dự án); giữ chỗ; kí hợp đồng đặt cọc mua bán với CĐT; kí hợp đồng mua bán chính thức; thanh toán tiền; CĐT bàn giao nhà và nhận nhà; nhận sổ đỏ.

    Trong đó, theo Luật sư Khoa, bước đi xem thực tế và kiểm tra pháp lý dự án là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều CĐT bán nhà hình thành trong tương lai nhưng một thời gian dài vẫn không thấy triển khai gì, chỉ nằm bất động trên giấy.

    "Pháp luật quy định rõ ràng điều kiện mua bán nhà trong tương lai là phải có văn bản chấp thuận của Sở xây dựng, có bảo lãnh ngân hàng, thanh toán cho khách hàng trong trường hợp CĐT không giao nhà đúng thời hạn cho khách…do đó, khâu kiểm tra pháp lý dự án là rất quan trọng", Luật sư Khoa nhấn mạnh.

    Theo Luật sư này, để mua BĐS hạn chế rủi ro, khách hàng cần lưu ý: Chọn đúng môi giới, đọc kỹ hợp đồng mua bán bởi rất nhiều tranh chấp xảy ra, khách hàng thua thiệt là do khách hàng không hiểu thấu hợp đồng; khi nộp tiền theo tiến độ dự án phải đến công trình để xem thực tế tiến độ vì có khá nhiều trường hợp đóng tiền hết rồi nhưng sau này mới tá hỏa, công trình còn dở dang hoặc nhà không như ý muốn của mình.

    Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM khuyến cáo, người mua cần hết sức tỉnh táo trước những thông tin về dự án. Những người chưa có kinh nghiệm mua bán BĐS thì cần phải nhờ sự tư vấn của những người có kinh nghiệm và đáng tin.

    Xem thêm https://tinyurl.com/ybm8765g - https://tinyurl.com/y7mgequo ​​​​​​​

    Ngoài ra, khách hàng cũng nên tham khảo nhiều đầu mối bán hàng khác nhau của dự án trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bởi lẽ, ở một sàn giao dịch BĐS rất nhiều nhân viên bán hàng. Thông tin giữa các nhân viên bán hàng về dự án cũng có sự khác nhau. Nếu nhân viên bán hàng cần doanh số thì họ có thể sẽ thổi phồng thông tin về dự án lên để bán dễ hơn.

    Còn theo ông Hậu, khách hàng nên xem kỹ càng pháp lý dự án như quyết định giao đất sổ đỏ dự án, phê duyệt 1/500; dự án đã đóng tiền sử dụng đất hay chưa. Đồng thời, nên đến xem thực tế dự án muốn mua; uy tín CĐT đã triển khai dự án nào chưa, nếu chưa thì tìm hiểu thêm trước khi ra quyết định.

    Hạ Vy

    Theo Nhịp sống kinh tế


  • Hiện giới đầu tư đất nền ở Bà Rịa - Vũng Tàu đang có xu hướng hướng tập trung tìm kiếm những dự án pháp lý rõ ràng và tiềm năng phát triển tốt.

    “Thanh lọc” thị trường

    Khoảng một năm trở lại đây, thị trường bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tâm điểm hấp dẫn các nhà đầu tư từ khắp nơi đổ về. Nguyên nhân là do hàng loạt công trình hạ tầng kết nối liên vùng đã được xây dựng và nâng cấp như cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 51.

    Đặc biệt là tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đang trong giai đoạn hoàn thành, giúp kết nối toàn bộ khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, các tuyến đường liên cảng, đường kết nối tới các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải,...cũng được Nhà nước chấp thuận chủ trương xây dựng.

    Cùng với lợi thế giao thông, Bà Rịa - Vũng Tàu còn là điểm đến vô cùng quen thuộc của người dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ vào dịp lễ hoặc những kỳ nghỉ cuối tuần. Theo thống kê, tính đến tháng 6/2018, doanh thu dịch vụ lưu trú của tỉnh đạt khoảng 4.550 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh thu của dịch vụ lữ hành ước đạt 1.026 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Dự báo, trong vòng năm năm tới, địa phương này sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn khi hệ thống cơ sở hạ tầng cùng các dự án lớn về giao thông đưa vào vận hành.

    Mục tiêu của Chính Phủ xây dựng đồ án là TP.Vũng Tàu thành “Đô thị du lịch biển- dịch vụ du lịch, thương mại quốc tế - dịch vụ hậu cần dầu khí, thủy hải sản, cảng biển hàng đầu của cả nước”. 

    Chính những điều này đã thu hút giới đầu tư bất động sản ồ ạt đổ về gom đất, đẩy giá tăng lên chóng mặt. Nhiều người dân có quỹ đất nông nghiệp rộng bắt đầu chuyển đổi mục đích sử dụng rồi tách thửa, phân lô bán nền tràn lan.

    Trước tình trạng này, vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo tạm ngưng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tách thửa, san lấp mặt bằng, phân lô bán nền trên địa bàn kể từ ngày 15/8/2018. Đồng thời phối hợp cùng các cơ quan, ban ngành tiến hành thanh tra và xử phạt những dự án sai phạm, giúp thị trường ổn định hơn trước.

    Đất nền sổ đỏ tiếp tục tạo sóng thị trường

    Theo nhận định của các chuyên gia, những dự án đã hoàn thiện pháp lý, tiềm năng sinh lợi cao và được đầu tư hoặc phân phối bởi các doanh nghiệp uy tín đang là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

    Hiện thị trường đang chú ý đến dự án khu dân cư Ba Ria Gold City do Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Địa Ốc Phước Điền hợp tác đầu tư và phân phối.

    Điểm nổi bật của Ba Ria Gold City với khách hàng là tọa lạc ngay mặt tiền tỉnh lộ 44A - Bùi Công Minh, trục đường chính kết nối từ thành phố Bà Rịa đến Long Hải và khu vực trung tâm hành chính huyện Long Điền, đồng thời kết nối trực tiếp với quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu,… Vị trí chiến lược này còn giúp Ba Ria Gold City dễ dàng thụ hưởng toàn bộ hệ thống tiện ích của khu vực như chợ, trường học, trung tâm hành chính, bệnh viện, công viên quảng trường,...

    Hơn nữa, Ba Ria Gold City có lợi thế khai thác thương mại do nằm giữa hai khu vực phát triển sôi động là thành phố Bà Rịa và thị trấn Long Hải, liền kề khu vực dân cư đông đúc và trường Đại học Tư thục Trí Việt với quy mô lên đến 55 ha sẽ khởi công xây dựng vào đầu năm 2019

    Chị Nhung (Bình Dương) cho biết: “Sau khi tìm hiểu nhiều dự án ở Vũng Tàu, tôi quyết định mua hai nền đất Ba Ria Gold City vì thấy yên tâm về pháp lý lại được chủ đầu tư cam kết ký công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bàn giao đất đúng theo thời gian thể hiện trong hợp đồng. Đồng thời tôi thấy hạ tầng cũng đang được xúc tiến đẩy nhanh tiến độ thi công.

    Ngoài ra một điểm cộng cho dự án Ba Ria Gold City là giá bán chỉ từ 6,5tr đồng/m2, rất thấp nếu so với mặt bằng giá bất động sản tại những khu vực lân cận của Bà Rịa Vũng Tàu từ 10-15%.”

    Hiện nay Phước Điền chào bán ra thị trường khoảng 120 sản phẩm cuối cùng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của quý khách hàng, hàng tuần công ty luôn có xe đưa quý khách hàng tham quan dự án cũng như tiến độ thi công hạ tầng và tiện ích xung quanh dự án.

    Hotline PKD đất nền Bà Rịa 0967732911 (Zalo)
    Tấn Tài





    Follow this section's article RSS flux