• Theo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (DIZA), lũy kế đến nay, tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh có hơn 1.200 dự án FDI còn hiệu lực. Trong đó, số vốn FDI được giải ngân trên địa bàn tỉnh đạt gần 19 tỷ USD, chiếm gần 77% trong tổng vốn hơn 23 tỷ USD được đăng ký.

     

    Ưu tiên công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ

     

    Trong khoảng 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, Đồng Nai thu hút được hơn 1,7 tỷ USD vốn FDI. Điểm mạnh trong chính sách thu hút vốn FDI những năm gần đây của tỉnh là ngoài thu hút các tập đoàn lớn, các dự án có vốn đầu tư lớn, thì Đồng Nai còn chú trọng mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trung bình, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao.

     

    Phó trưởng ban DIZA Mai Văn Nhơn cho biết, trước đây, do nhu cầu giải quyết việc làm nên khi cấp phép đầu tư, doanh nghiệp sử dụng trên 5.000 lao động sẽ được tỉnh ưu tiên. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉnh không ưu ái cho những dự án cần nhiều lao động nhưng sử dụng công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường.

     

    Thay vào đó, với chủ trương “nâng chất” thu hút đầu tư, Đồng Nai ưu tiên các dự án công nghệ cao. Các dự án này, dù không tạo ra nhiều việc làm nhưng công nghệ cũng như thiết bị máy móc phục vụ sản xuất phải bảo đảm tiêu chí tiên tiến, hiện đại. Từ năm 2014 đến nay, Đồng Nai đã thu hút được 108 dự án có mục tiêu hoạt động mang tính chất kỹ thuật cao. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ các dự án có tính kỹ thuật cao tăng theo từng năm. Theo ông Nhơn, đây cũng là hướng thu hút đầu tư phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

     

    Cùng với các dự án công nghệ cao, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng được Đồng Nai ưu tiên thu hút. Theo đó, tỉnh đã thu hút được 160 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với số vốn gần 2 tỷ USD trong khoảng 5 năm qua.

     

    Theo lãnh đạo DIZA, việc chuyển hướng thu hút đầu tư từ các dự án sử dụng đông lao động nhưng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường sang các dự án sử dụng công nghệ cao đã giúp Đồng Nai tối ưu hóa dòng vốn FDI.

     

    Siết tình trạng “xí” đất để dành

     

    Bên cạnh chọn lọc công nghệ khi thu hút đầu tư, hiện Đồng Nai cũng đang “siết” diện tích đất cho thuê tại các KCN. Điều này nhằm hạn chế tình trạng một số doanh nghiệp không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng thuê diện tích đất lớn rồi chỉ sử dụng một ít đất xây nhà xưởng, số còn lại để dành. Trong khi đó, các doanh nghiệp thực sự có nhu cầu lại không có đất để mở rộng sản xuất.

     

    Theo ông Nhơn, “siết” diện tích đất cho thuê là việc làm phù hợp bởi diện tích đất cho thuê tại các KCN trên địa bàn tỉnh đang ngày càng thu hẹp. Cụ thể, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 32 KCN được thành lập với tổng diện tích đất hơn 10.000 ha, trong đó, đã có 31 KCN đi vào hoạt động. Với các KCN đã đi vào hoạt động, hiện đã có hơn 5.000 ha đất được cho thuê, tương đương hơn 76% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Do đó, mỗi dự án khi thẩm định, DIZA đều lấy số vốn đăng ký đầu tư so sánh với các dự án cùng ngành nghề, công suất để tính toán diện tích đất phù hợp có thể cho thuê.

     

    “Trong quá trình thẩm định hồ sơ dự án, nếu nhà đầu tư thuê nhiều đất, nhưng không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai, thì tỉnh sẽ cắt giảm diện tích, dành đất cho các dự án khác”, ông Nhơn cho biết.

     

    Mạnh Đức - Khắc Thành(tổng hợp) https://trello.com/bandatnentaidongnai


  • Dù Quốc hội đã thông qua, nhưng đến nay việc giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành vẫn còn rất chậm. Bộ GTVT cho biết, trong tháng 10/2018, sẽ trình lên Chính phủ phương án giải phóng mặt bằng dự án này. 
     
    Dù đã có chủ trương từ lâu nhưng công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án xây dựng sân bay Long Thành đến nay vẫn chậm tiến độ. 
     
    Trước đó, Quốc hội đã thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư là gần 23.000 tỷ đồng với diện tích đất thu hồi là khoảng 5.400 ha. 
     
    Tuy nhiên, đến nay báo cáo này vẫn chưa được phê duyệt nên tỉnh Đồng Nai chưa thể triển khai bồi thường cho người dân để thu hồi mặt bằng. 
     
    Vừa qua, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai hoàn thành phương án giải phóng mặt bằng để trình lên Bộ GTVT. Trong tháng 10/2018, Bộ GTVT sẽ trình lên Chính phủ. 
     
    Nếu phương án được Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện công tác GPMB ngay trong năm 2018.
     
    Bộ GTVT cũng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu và báo cáo Bộ về các phương án xây dựng hệ thống giao thông kết nối với sân bay Long Thành để Bộ làm việc với các địa phương liên quan, trình Chính phủ phê duyệt. 
     
    Thiên Minh

  • Để chuẩn bị Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV (dự kiến khai mạc vào ngày 22/10/2018, bế mạc ngày 20/11/2018), Thủ tướng Chính phủ phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, dự án luật.

     
     
    Cụ thể, Thủ tướng phân công các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ theo ngành, lĩnh vực của bộ, cơ quan ngang bộ về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; Báo cáo của Chính phủ theo ngành, lĩnh vực của bộ, cơ quan ngang bộ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn; việc thực hiện Nghị quyết số 63/2018/QH14 về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
     
     
    Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội Báo cáo của Chính phủ về tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2018; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11.
     
     
    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về việc đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Báo cáo của Chính phủ về việc đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2018 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2019; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch (theo quy trình thông qua tại một kỳ họp); Dự án Luật đầu tư công (sửa đổi).
     
     
    Bộ trưởng Bộ Tài chính chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2019-2021 (trong đó có đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020); Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
     
     
    Bộ trưởng Bộ Công an chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án hình sự; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm.
     
    Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2018; chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp và Nghị quyết số 67/2013/QH13 về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
     
    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất 2016-2020, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2016-2018.
     
    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Báo cáo của Chính phủ về  tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu); Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 26/2012/QH13 về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
     
    Bộ trưởng Bộ Công Thương chuẩn bị các Báo cáo: Báo cáo của Chính phủ việc thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện dự án thủy điện Lai Châu; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện dự án thủy điện Sơn La; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện dự án thủy điện Sông Bung 4 và Thượng Kon Tum; Báo cáo của Chính phủ về dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn; Báo cáo của Chính phủ về dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất...
     
    Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; Báo cáo kết quả 2 năm (2017-2018) thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.
     
    Bộ trưởng Bộ Y tế chuẩn bị Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia; Báo cáo của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
     
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về việc sửa đổi toàn diện Luật giáo dục; giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5; phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học.
     
    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
     
    Tổng Thanh tra Chính phủ chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018; Báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2018.
     
    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn; thực hiện Nghị quyết số 63/2018/QH14 về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
     

    Minh Hiển


  • Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa chốt thời gian trình lên Chính phủ phương án giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành ngay trong tháng 10 tới.


    Nếu được phê duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành công tác giải phóng mặt bằng ngay trong năm 2018.


    Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nhấn mạnh: “Quốc hội đã bố trí 23.000 tỷ cho công tác giải phóng mặt bằng thì phải phân khai sử dụng cho hợp lý bởi công tác này hiện đang rất chậm”.


    “Trong năm 2018, cố gắng sử dụng một phần tiền để tiến hành giải phóng mặt bằng luôn, đến năm 2019 phải thu hồi được một số lượng đất nhất định. Yêu cầu ACV thận trọng khi phối hợp làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai trong việc này”, ông Thể nói thêm.


    Liên quan đến dự án, ông Vũ Thế Phiệt, Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết ACV đang phối hợp với Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra là hoàn thành trong tháng 3/2019


    Được biết việc lập ĐTM được thực hiện song song với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) tổng thể và sẽ trình thẩm định, phê duyệt trước khi trình F/S cho Hội đồng thẩm định nhà nước.


    Đối với vấn đề giao thông kết nối giữa sân bay Long Thành với TP. HCM và các tỉnh lân cận, ông Nguyễn Văn Thể yêu cầu ACV và ADCC phải rút kinh nghiệm từ sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay.


    Ông Thể yêu cầu Tổng công ty tư vấn và thiết kế giao thông (TEDI) nghiên cứu lại, báo cáo lên Bộ để Bộ làm việc với các địa phương liên quan trình Chính phủ phê duyệt phương án giao thông liên vùng kết nối của Long Thành.


    “Các đồng chí thử nghiên cứu phương án làm đường vòng quanh bên ngoài phạm vi sân bay Long Thành rồi đi các ngả để giao thông không bị ùn tắc, xe có thể lưu thông liên tục. Đồng thời, nghiên cứu thêm phương án đường sắt kết nối với Long Thành, đường sắt cao tốc Bắc -Nam chắc chắn phải có ga ngay Long Thành”, Bộ trưởng nói.


    Trước đó, ngày 24/11/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long với tổng mức đầu tư là 22.938 tỷ đồng, diện tích đất thu hồi là 5.399,35 ha.


    Chính phủ giao UBND tỉnh Đồng Nai quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất đã được thu hồi nhưng chưa xây dựng cơ sở hạ tầng của sân bay Long Thành và có trách nhiệm giao lại đất theo tiến độ triển khai dự án.


    Mọi chi tiết xin liên hệ PKD đất nền Long Thành 1900636895 – 0967732911 (Zalo)
    Lê Nguyễn


  • Với vị trí kế cận TP. Biên Hòa, cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là trung tâm kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Trảng Bom sở hữu nhiều lợi thế bậc nhất về phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế, công nghiệp, dịch vụ…

    Đột phá từ hạ tầng

    Theo quy hoạch xây dựng vùng TP.Hồ Chí Minh, huyện Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch của Đồng Nai sẽ trở thành trung tâm logistics của vùng. Do đó, các huyện này được chú trọng đầu tư phát triển cảng, kho bãi, vận tải đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy.

    Sở hữu vị trí kinh tế chiến lược, Trảng Bom kết nối thuận lợi với hệ thống hạ tầng giao thông như: đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A tránh TP. Biên Hòa, Quốc Lộ 20 đi Đà Lạt - Lâm Đồng và đặc biệt là tuyến đường vành đai nối Khu công nghệ cao Giang Điền với Sân bay Quốc tế Long Thành đang được triển khai xây dựng…

    Nằm trong khu vực mở rộng đô thị vành đai của sân bay Quốc tế Long Thành và cụm đô thị - công nghiệp Giang Điền 983 ha, hạ tầng giao thông Trảng Bom được nâng cấp, đầu tư và mở rộng liên tục. Điều này góp phần thúc đẩy thị trường BĐS Trảng Bom ngày càng phát triển mạnh mẽ.

    Dân số đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh

    Bên cạnh những cú hích về hạ tầng giao thông, Trảng Bom còn sở hữu lợi thế dân số đông. Theo thống kê, Trảng Bom là huyện đông dân thứ hai của tỉnh Đồng Nai với 670.000 người, chỉ sau thành phố Biên Hòa và mỗi năm trung bình có khoảng hơn 300.000 người về đây sinh sống và làm việc. Đặc biệt, là một trong những địa phương đi đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư của Đồng Nai, GDP bình quân đầu người của Trảng Bom đạt hơn 91 triệu, gần gấp đôi so với bình quân cả nước. Đây là những tiềm năng để phát triển bất động sản khi nhu cầu về nhà ở cao.

    Hưởng lợi từ các khu công nghiệp

    Kết hợp với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, và thành phố Biên Hòa tạo thành khu trung tâm công nghiệp của tỉnh, Trảng Bom hiện có nhiều khu công nghiệp trên đia bàn như: KCN Hố Nai, Sông Mây, Bầu Xéo, KCN Giang Điền, kéo theo hàng trăm nghìn lao động cũng như chuyên gia trong và ngoài nước về sinh sống và làm việc. Đây là lợi thế gia tăng giá trị bất động sản nơi đây khi không chỉ đáp ứng nhu cầu mua để ở mà còn có thể khai thác kinh doanh, cung cấp các dịch vụ, cho thuê, đầu tư sinh lời.

    Nhờ những lợi thế vượt trội như trên, thị trường BĐS tại Trảng Bom được các nhà đầu tư và chuyên gia đánh giá là một trong những khu vực có thị trường bất động sản đầy tiềm năng và phát triển ổn định lâu dài.

    Nhiều nhà đầu tư đổ về Trảng Bom để phát triển các dự án quy mô lớn như: Khu đô thị thương mại The Viva City, Khu biệt thự sinh thái Giang Điền, Khu đô thị Pearl Riverside, Viva Park,…

    Thị trường BĐS Trảng Bom không chỉ sôi động ở các sản phẩm đất nền, nhà phố mà còn nổi bật với phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, một phân khúc mới tại thị trường Đồng Nai. Nổi bật là dự án Pearl Riverside với quy mô 118 ha bao gồm: khu resort, Trung tâm thương mại, biệt thự ven sông…

    Dự án do Đất Xanh Đông Nam Bộ phát triển tọa lạc tại đô thị Trảng Bom được quy hoạch, thiết kế đồng bộ và cho đặt chỗ với mức giá từ 7 triệu đồng một m2.

    Dù là phân khúc mới, và chưa triển khai chính thức, nhưng dự án Pearl Riverside đã trở thành “hiện tượng” tại Trảng Bom thời gian gần đây. Khu vực Sàn Giao dịch Bất động Sản và dự án Pearl Riverside thường xuyên sôi động với nhiều đoàn xe tấp nập ra vào tham quan, tìm hiểu, và đặt chỗ.

    Theo đại diện nhà phát triển dự án, với số vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, đây là một trong những dự án lớn nhằm tạo nên "cú hích" cho thị trường bất động sản Đồng Nai cũng như khu vực Đông Nam Bộ.

    Chủ đầu tư dự án kỳ vọng, với chính sách quy hoạch của chính quyền, cùng sự xuất hiện nhiều nhà đầu tư địa ốc, Trảng Bom sẽ hình thành nên các đô thị - công nghiệp - dịch vụ hiện đại bậc nhất tại Đồng Nai, đưa Trảng Bom phát triển thành thị xã trong thời gian tới.

    Liên hệ PKD Bán đất tại huyện Trảng Bom 1900636895 – 0967732911 (Zalo)

    P. Anh





    Follow this section's article RSS flux