• Trước tình trạng xây dựng trái phép diễn ra phức tạp, thậm chí có nơi chính quyền địa phương có dấu hiệu buông lỏng quản lý mà Báo Nhân Dân đã có nhiều bài phản ánh, đồng chí Trần Văn Tư, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai vừa thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký, ban hành Chỉ số 38-CT/TU về tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị trên địa bàn.

    Theo Tỉnh ủy Đồng Nai, bên cạnh những kết quả đạt được, những năm qua công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn còn nhiều tồn tại; chưa phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về trật tự xây dựng. Ngoài ra, tình trạng xây dựng trái phép chậm được khắc phục; người đứng đầu cơ quan, đơn vị và chính quyền có nơi biểu hiện buông lỏng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng.

    Trước thực trạng trên, Tỉnh ủy Đồng Nai giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Đồng Nai tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, quản lý đô thị. Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý trật tự xây dựng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, kiên quyết tháo dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng, tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn. Bên cạnh đó, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm theo đúng quy định pháp luật…

    Trước đó, Báo Nhân Dân đã có nhiều bài phản ánh về tình trạng buông lỏng công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, ngày 11-6, Báo Nhân Dân có bài “Buông lỏng quản lý về đất đai, xây dựng tại Đồng Nai”, phản ánh việc phản ánh, khu đất hơn 72 ha đất tại xã Phước Tân, TP Biên Hòa đã có gần 60 doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng trái phép với diện tích khoảng 150 nghìn m2 nhà xưởng.

    Tiếp đó, ngày 30-8, Báo Nhân Dân có bài “Xin làm tường rào nhưng xây trường học bốn tầng, chuyện có thật ở TP Biên Hòa”, phản ánh ngay giữa địa bàn trung tâm TP Biên Hòa, xuất hiện trường học cao bốn tầng, với quy mô 20 phòng học, gần như đã hoàn tất thi công nhưng cũng chưa hề có giấy phép xây dựng.

    Đối với hai vụ việc nổi cộm trên, hiện các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai và TP Biên Hòa đang tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Theo THIÊN VƯƠNG/nhandan.com.vn


  • Dự án đất nền Tân Triều Đồng Nai của Công ty Địa ốc Vạn Đạt sở hữu vị trí chiến lược quan trọng ngay trung tâm khu vực cung cấp dịch vụ logistics và là cửa ngõ vào sân bay Long Thành, đất nền Tân Triều hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cả về an cư lẫn đầu tư cho quý khách hàng xây nhà tại đây, phát triển hoạt động kinh doanh phục vụ cư dân khu vực cũng như hành khách di chuyển bằng đường hàng không.

    Dự án đất nền Tân Triều Đồng Nai được triển khai quy hoạch trên khu đất rộng 17.089 m2 tại thị trấn Tân Triều, tỉnh Đồng Nai với quy mô 125 sản phẩm đất nền có diện tích từ 90–170m2 đã có sổ hồng riêng cho từng nền, giúp quý khách hàng có thêm nhiều lựa chọn đa dạng phù hợp theo nhu cầu và mục đích của mình. Kết nối nhanh chóng đến Sân bay Quốc tế Long Thành, là cửa ngõ hàng không lớn nhất Việt Nam và cầu qua sông Đồng Nai, giúp quý khách có thể di chuyển đến Quận 9 chỉ trong vài phút.

    Với vị trí thuận lợi, đất nền Vạn Đạt Tân Triều mang tiềm năng kinh tế cao ngất và nhiều công trình hạ tầng xã hội đang được phát triển, sự ra đời của đất nền Tân Triều Đồng Nai sẽ đáp ứng nhu cầu thiết thực trong thời gian ngắn hạn. Đồng thời nó sẽ đem lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng trong tương lai, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo đang làm việc trên địa bàn Long Thành và khu vực lân cận, hoặc đối với các nhà đầu tư muốn tìm vị trí phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại tiềm năng.

    Đất nền Tân Triều Đồng Nai của Công ty Địa ốc Vạn Đạt nằm tọa lạc tại nút giao quốc lộ 51 với cao tốc TPHCM — Long Thành — Dầu Giây, thuộc địa phận Tân Triều, tỉnh Đồng Nai. Không chỉ sở hữu lợi thế khi có vị trí kết nối trực tiếp với sân bay quốc tế Long Thành, vị trí dự án còn gần ngay với đầu mối của 5 tuyến đường cao tốc quan trọng của khu vực phía Nam là Tp.HCM — Long Thành — Dầu Giây, Biên Hòa — Vũng Tàu, Bến Lức — Long Thành, Dầu Giây — Đà Lạt và Dầu Giây — Phan Thiết.

    Cùng với đó, dự án đất nền Tân Triều Đồng Nai của Công ty Địa ốc Vạn Đạt còn nằm trong khu vực có hạ tầng phát triển đồng bộ, gần kề rất nhiều tuyến đường giao thông chiến lược nên rất thuận tiện cho cư dân sinh sống tại đây trong việc kết nối liên vùng: đường Vành đai 3, đường sắt Biên Hòa — Vũng Tàu, Vành đai 4, tuyến monorail Thủ Thiêm — Long Thành.

    Đất nền Tân Triều có hệ thống hạ tầng nội khu được quy hoạch bài bản với đường giao thông thông thoáng rộng rãi, tuyến đường chính có lộ giới rộng 40m và các đường nội bộ rộng từ 12–25m có vỉa hè. Bên cạnh đó, hệ thống điện âm, nước thủy cục, hệ thống thông tin liên lạc cũng được trang bị đầy đủ, đảm bảo kết nối đến từng hộ dân.

    Hệ thống tiện ích ngoại khu hiện hữu xung quanh thuận tiện có quý khách không cần phải đi đâu quá xa bao gồm có siêu thị Vincom Plaza, chợ mới, trung tâm hành chính, bệnh viện, trường nghề, trung tâm văn hóa thể thao, sân Golf quốc tế Long Thành, khu công nghệ cao Amata, khu công nghiệp Nhơn Trạchsân bay quốc tế Long Thành, quán ăn, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng.


  • 2,5 triệu là số người lao động nhập cư ở TP. HCM, Bình Dương... Con số này cho thấy nhu cầu rất lớn về nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.

    Tại TP. HCM, kết quả khảo sát nhu cầu mua, thuê, thuê mua  nhà ở xã hội giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy, có hơn 80.000 hộ có nhu cầu đăng ký nhà ở xã hội. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, cuối tháng 7/2017, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch phát triển và quản lý căn nhà ở xã hội trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020, theo đó sẽ tập trung đầu tư xây dựng 37 dự án với quy mô hơn 43.600 căn hộ.

    Nhìn vào số lượng dự án và căn hộ tưởng là lớn, nhưng so với con số 139.000 cán bộ, viên chức – tương đương hơn 80.000 hộ chưa có nhà, 13.000 hộ bị di dời trong các dự án chỉnh trang đô thị và 1,2 triệu người nhập cư - tương đương 300.000 hộ cần nhà ở, thì số lượng trên vẫn quá ít, giống như “muối bỏ biển” mà thôi.

    Chưa kể, giá nhà xã hội hiện nay không hề “dễ chịu” như tên gọi của nó, mà dao động từ 8,6 triệu đồng đến 15 triệu đồng/m2 tùy vị trí, khu vực và diện tích.

    Còn ở Đồng Nai, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đặt kế hoạch xây dựng 20.000 căn nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Thế nhưng tính đến cuối năm 2017, tức gần hết một nửa thời gian đoạn 1 mà Đồng Nai mới chỉ làm được hơn 2.000 căn, nghĩa là khoảng thời gian còn lại sẽ phải làm 18.000 căn, gấp 9 lần con số đã làm được trong non nửa thời gian đầu mới đạt mục tiêu. Con số này thật khó khả thi.

    Vậy đâu là nguyên nhân khiến những con số về quy hoạch, mục tiêu và kết quả xây dựng nhà ở xã hội quá bất cập so với nhu cầu thực tế?

    Theo Sở Xây dựng TP. HCM, các thủ tục rườm rà, nhiều khâu, nhiều tầng đã khiến cho việc triển khai xây dựng các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân bị chậm, làm nhà đầu tư nản chí.

    Theo ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM, hiện nay, quỹ đất của thành phố rất khan hiếm, trong khi muốn giảm giá thành của nhà đầu tư thì quan trọng nhất là quỹ đất: “Thành phố, Sở Xây dựng đang tập trung rà soát sử dụng quỹ đất 20% là nhiệm vụ mà các nhà đầu tư nhà ở thương mại phải thực hiện. Hoặc hình thức bằng tiền thì đang xin thành phố cho ưu tiên nguồn tiền này để phục vụ cho nhà ở xã hội. Đó là một cơ chế khả thi”.

    Ông Danh cho rằng, do thiếu nguồn lực và cơ chế xây dựng nhà ở xã hội nên nhiều dự án đang trong tình trạng treo chờ vốn, so với Bình Dương thì TP. HCM đang thiếu quỹ đất dành cho các dự án nhà ở xã hội.

    Thế nhưng ngay tại Bình Dương, địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân, người lao động, doanh nghiệp cũng than khó. Riêng Becamex Bình Dương có 43 dự án với 70.000 căn hộ, ngoài ra còn 42 dự án nhà ở xã hội khác được triển khai trên tổng diện tích gần 4 triệu m2 sàn.

     Ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng Giám đốc Becamex Bình Dương cho hay, căn hộ 30 m2 mà Becamex cung cấp có giá chỉ 120 triệu, doanh nghiệp chỉ thu lại giá thành khởi đầu, còn hầu như không có lãi:“Mỗi căn hộ 30 m2 vuông chỉ có 120 triệu thôi. Tính ra, chỉ mới thu lại giá thành khởi đầu. Ở đây chúng tôi dùng những khu có giá trị thương mại riêng và bù giá thì mới có được giá thành như thế này.”

    Ngoài thủ tục rườm rà, khó tìm được quỹ đất, không có lãi, doanh nghiệp còn đối diện với khó khăn về vốn.

    Công ty TNHH MTV phát triển đô thị và khu công nghiệp IDICO (IDICO-URBIZ) đang tiếp tục triển khai dự án nhà ở cho công nhân tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên đại diện doanh nghiệp này cho hay, đang gặp phải nhiều rào cản, nhất là tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của cả doanh nghiệp và khách hàng.

    Cụ thể, từ sau ngày 30/6/2016, nguồn vốn ưu đãi từ gói 30.000 tỷ dừng lại, doanh số bán nhà lập tức sụt giảm nghiêm trọng. Nếu như thời gian trước đó mỗi tháng công ty bán được 30-40 căn nhà thì từ đầu 2017, con số bán ra trung bình mỗi tháng chỉ còn 1-2 căn.

    IDICO-URBIZ đang thực hiện dự án nhà ở xã hội tiếp theo và cần khoảng 800 tỷ đồng. Theo kế hoạch họ có thể vay được khoảng 60% với lãi suất ưu đãi, tuy nhiên mới chỉ kịp vay hơn 100 tỷ thì chương trình ưu đãi lãi suất dừng lại, còn nếu chấp nhận vay với lãi suất thương mại thì khả năng sinh lời rất thấp, rủi ro cao.

    Ông Hà Huy Thanh, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị & KCN IDICO cho biết: “Ngân hàng chỉ giải ngân được một khoản thôi, mà doanh nghiệp lại bỏ ra khoản đầu tư lớn hơn. Riêng việc chênh lệch lãi suất như vậy đã khiến khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của dự án hầu như không có, rủi ro lại cao.”

    Ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cũng khẳng định rằng, hiện nay các doanh nghiệp xây dựng đang gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn khiến các dự án nhà ở đang bị đình trệ dù nhu cầu của người dân đang rất cao: “Hiện giờ rất khó khăn cho các doanh nghiệp, trong khi pháp luật quy định, đối với dự án trên 10ha thì phải dành 20% đất để phát triển nhà ở xã hội. Thế nhưng nguồn vốn khó, không có để cho vay. Trong khi phần nhà ở thương mại các doanh nghiệp làm rất tốt, nhưng phần nhà ở xã hội thì treo đấy. Còn dân mình lại đang rất cần”.

    Mặc dù Nhà nước cũng có một số chính sách ưu đãi về vốn, đất đai… nhưng lại quy định lợi nhuận từ nhà ở xã hội chỉ được tối đa là 10%, trong khi hầu hết các dự án có vốn đầu tư lớn, bao gồm cả chi phí xây dựng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khiến nhà đầu tư không mấy mặn mà.

    Nhóm PV/VOV-TP HCM


  • Theo UBND tỉnh, trong giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn Đồng Nai sẽ được đầu tư trên 33,3 ngàn tỷ đồng để làm hạ tầng giao thông. 

    Trong đó, có 5 dự án giao thông quốc gia đang được tỉnh phối hợp để khởi công và xây dựng, gồm: cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, đường vành đai 3. Đồng thời, tỉnh đang tiếp tục làm việc với trung ương để thống nhất chủ trương triển khai xây dựng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống Metro đoạn qua địa bàn Đồng Nai.

    Đối với những dự án do tỉnh quản lý sẽ tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông  ở TP.Biên Hòa và 2 huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, vì có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh sẽ ưu tiên hoàn thành các tuyến đường quan trọng trước như: đường vào cảng Phước An, Hương lộ 10, đoạn từ ranh giới 2 huyện Cẩm Mỹ - Long Thành đến vị trí giao với đường ĐT 769.

    Bên cạnh đó, tỉnh chuẩn bị khởi công nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Tri Phương, Đỗ Văn Thi, Bùi Văn Hòa, cầu Thống Nhất và tuyến đường kết nối với cầu An Hảo (TP.Biên Hòa)...Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung xây dựng cảng Phước An, mở rộng cảng Gò Dầu, một số cảng ICD, khu logistics, bến thủy nội địa để phục vụ luân chuyển hàng hóa và các bến dừng chân phát triển du lịch đường sông.         

    Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi những hạ tầng giao thông nói trên được xây dựng và đi vào khai thác sẽ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai, nhất là thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch.

    Hương Giang


  • Với lợi thế về cơ sở hạ tầng cùng tiềm năng du lịch, bất động sản Vũng Tàu đang là thị trường thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của giới đầu tư.

    Tiềm năng lớn

    Từ lâu, Bà Rịa - Vũng Tàu được xem là một trong số những địa phương thu hút du lịch đứng đầu cả nước. Bên cạnh đó là tiềm năng lớn về phát triển kinh tế - xã hội: Năm 2017, Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn thu ngân sách đứng thứ 3 trong cả nước (sau TP.HCM và Hà Nội).

    Theo phân tích của các chuyên gia, Bà Rịa - Vũng Tàu hội đủ các các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để trở thành một thành phố công nghiệp, du lịch tiềm năng của miền Đông Nam Bộ.

    Theo đó, Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí chiến lược ở cửa ngõ ra biển Đông, tiếp giáp và dễ dàng giao thương với TP.HCM thông qua tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Quốc lộ 51 mở rộng.

    Sắp tới đây, khi tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành chính thức được đưa vào sử dụng, sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu một cách dễ dàng.

    Thông tin từ Ban quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam cho biết, chậm nhất là vào quý III/2018, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đoạn Long An - Nguyễn Văn Tạo - TP. HCM sẽ thông xe, và đến năm năm 2020 sẽ thông xe toàn tuyến.

    Đây là dự án lớn nhất ở các tỉnh phía Nam với tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) 1,6 tỷ USD, giúp giao thông liên vùng miền Tây và Đông Nam bộ không cần quá cảnh qua TP. HCM.

    Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, sân bay Quốc tế Long Thành… đã được quy hoạch, quyết định đầu tư xây dựng và từng bước đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy xu hướng đầu tư đón đầu tiềm năng bất động sản trung tâm Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Không chỉ có vậy, Bà Rịa - Vũng Tàu đang được quy hoạch để trở thành trung tâm về dầu khí, cảng biển hàng đầu của cả nước.

    Trong đó, cảng quốc tế Cái Mép là một trong 19 cảng trên thế giới có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn. Khi bến cảng này tăng cường hoạt động sẽ kéo theo một lượng lớn chuyên gia, công nhân lao động và cùng với đó nhu cầu nhà ở cũng sẽ tăng lên đột biến.

    Nhiều chuyên gia nhận định, với tốc độ đô thị hoá hiện nay của TP.HCM, sức ép về gia tăng dân số cơ học không ngừng tăng cao, điều này khiến cho quỹ đất của TP trở nên khan hiếm và giá cao đột biến. Từ đây, đã hình thành nên xu hướng ly tâm trên thị trường địa ốc, nhiều người, không chỉ với những người có thu nhập thấp mà ngay cả với những người có thu nhập cao cũng tiến ra vùng ven TP.HCM để tìm chỗ an cư.

    Cuộc đổ bộ của giới đầu tư

    Có thể nói, so với các thị trường bất động sản vùng ven như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu được xem là thị trường mới nổi.

    Tuy nhiên, theo phân tích của giới chuyên môn, Bà Rịa - Vùng Tàu sẽ trở thành một thị trường thu hút sự quan tâm của giới đầu tư nhiều nhất do sự bứt phá về hạ tầng.

    Thực tế cho thấy, từ đầu năm 2018 đến nay, giá đất trên địa bàn hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, đặc biệt là khu vực trung tâm Bà Rịa, Tân Thành, Châu Đức… tăng mạnh.

    Lượng hồ sơ mua bán, giao dịch bất động sản tại các địa phương trên cũng tăng cao từ 20 đến 30%, thậm chí lên đến 50% so với cuối năm 2017.

    Tại huyện Tân Thành, gần Khu công nghiệp Phú Mỹ, một nhân viên môi giới cho biết, cuối năm ngoái, giá đất tại một số dự án sổ đỏ khu vực này có mức giá trung bình chỉ từ 700 - 800 triệu đồng/lô 100m2 thì hiện nay đã tăng lên gấp đôi, nhưng vẫn không có nhiều nguồn hàng để bán do khu vực này nhu cầu nhà ở khá lớn.

    Tại các trục đường chính thuộc xã Hắc Dịch, Tóc Tiên, những nơi gần các khu công nghiệp, tình trạng mua bán đất đai cũng khá sôi động và giá không ngừng biến động.

    Đặc biệt, với phân khúc đất nền, nhà phố tại một số dự án gần khu vực trung tâm TP. Bà Rịa đang được giao dịch ở mức từ 35 - 40 triệu đồng/m2, tương đương khoảng từ 3,5 - 4 tỷ đồng/căn.

    Cùng với sự sôi động của thị trường, đến thời điểm hiện nay, Bà Rịa – Vũng Tàu đang là điểm đến của nhiều “đại gia” có “máu mặt” trong làng địa ốc.

    Có thể kể đến như việc tập đoàn Hưng Thịnh vừa chi ra cả ngàn tỷ đồng để mua đứt 4 dự án có quy mô khá lớn ngay trung tâm TP. Vũng Tàu. Tập đoàn Novaland cũng tham gia vào Bà Rịa Vũng Tàu với dự án Palm Beach Vũng Tàu, hay "chúa đảo" Tuần Châu cũng đề xuất dự án nghỉ dưỡng rộng gần 400ha với mong muốn đầu tư xây dựng siêu dự án nghỉ dưỡng tại đây.

    Tương tự, trước đó, Công ty Bất động sản Danh Khôi cũng đã “thâu tóm” thành công một dự án có quy mô gần 10 ha ngay trung tâm TP. Bà Rịa để phát triển thành khu đô thị mang tên Barya Citi. 

    Ngoài những tên tuổi kể trên, hàng loạt dự án lớn cũng đang bắt đầu khởi động như Dự án Vũng Tàu - Paradise, Công ty Phúc Điền Land với dự án Golden City, Công ty Địa ốc Việt Hân đang triển khai 2 dự án lớn có tổng mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD; Công ty Gia Long, Công ty Nam Hải với dự án Gia Long Villas và Khu biệt thự cửa biển Marine.

    Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho rằng, nếu cách đây vài năm, giá bất động sản tại Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn khá “mềm” so với các địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai…, thì nay, bất động sản nơi đây đã thiết lập nên một mặt bằng giá mới.

    “Những dự án có vị trí đẹp, hạ tầng tốt thì mức giá đều đã được đẩy lên khá cao. Đây là điều dễ hiểu bởi Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển về kinh tế - xã hội cũng như du lịch, nghỉ dưỡng. Theo nhận định của tôi, ít nhất trong vài năm nữa, thị trường bất động sản Vũng Tàu sẽ vẫn tiếp tục sôi động do ngày càng có nhiều chủ đầu tư hướng tới địa phương này”, ông Quang nói.

    THIỆN AN 





    Follow this section's article RSS flux