• Sau giai đoạn bùng nổ năm 2018-2019, giá đất tại một số khu vực ở tỉnh Khánh Hòa đang chững lại. Riêng tại Nha Trang, giao dịch ảm đạm, giá đất giảm sâu từ 20-30%.

    Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, điểm chung của thị trường bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2020 tại các khu vực đều rất hiếm các dự án mới được phê duyệt, thị trường giao dịch ảm đạm.

    Tại Đà Nẵng và Quảng Nam không ghi nhận nhiều dự án mới chào bán. Nguồn cung các dự án đã xong hạ tầng và pháp lý (có sổ đỏ) hiện khan hiếm.

    Trong quý 3/2020, tại Đà Nẵng có dự án Hòa Xuân, KĐT FPT tiếp tục hút khách đầu tư. Còn tại Quảng Nam, đất nền tại dự án Epic Town, KĐT 7B Quảng Nam dành được nhiều sự quan tâm của khách hàng có nhu cầu ở thực. Tỉ lệ hấp thụ đạt hơn 60% mỗi đợt chào bán.

    Một số dự án có vị trí tốt, được quy hoạch bài bản, mang lại giá trị gia tăng trong tương lai cộng với chính sách bán hàng hợp lý như casamia, Nam Hội An ghi nhận sự quan tâm lớn của khách hàng và giao dịch vẫn được duy trì.

    “Nhìn chung, tại Đà Nẵng và Quảng Nam, những dự án cơ bản hoàn thành đầu tư hạ tầng, pháp lý rõ ràng, đặc biệt là những dự án có sổ đỏ được khách hàng và nhà đầu tư quan tâm mạnh”, lãnh đạo Hội môi giới nhận định.

    Về giá bất động sản của khu vực, sau một thời gian các nhà đầu tư tìm đến các thị trường khác bởi khu vực này bị thanh tra, kiểm tra, nhiều dự án thiếu pháp lý, giá bị đẩy quá cao. Tuy nhiên, sau giai đoạn nóng và bùng nổ năm 2018-2019, giá đất đã được điều chỉnh về mức phù hợp với thị trường.

    Đơn cử như tại Đà Nẵng, dự án KĐT FPT hiện có giá 22-25 triệu đồng/m2 (nhà phố), KĐT Hòa Xuân có giá 20-27triệu đồng/m2, Nam Hòa Xuân có giá từ 27-30 triệu đồng/m2.

    Tại Quảng Nam, các dự án khu vực thành phố có mức giá dao động 40-60 triệu đồng/m2, còn tại các huyện đang phát triển giá dao động 17-20 triệu đồng/m2.

    Tại Nha Trang-Khánh Hòa, cũng giống như các đô thị lớn (Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng) suốt từ 2019 đến nay, thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung có ít dự án bất động sản mới được phê duyệt. Thị trường giao dịch ảm đạm, giá đất giảm sâu từ 20-30%.

    Giá căn hộ ở Nha Trang cho phân khúc bình dân và trung cấp đang ở ngưỡng 22-30 triệu đồng/m2. Căn hộ cao cấp trước đây có giá bán từ 40-60 triệu đồng/m2, nay đã được điều chỉnh giảm 20-30% để bán được hàng.

    Tuy nhiên, ở đây vẫn có những điểm sáng là những dự án nằm tại những khu vực có quy hoạch phát triển, tiềm năng cao, đã được đầu tư hạ tầng cơ bản, có giá khởi điểm ở mức thấp… Các dự án này được khách hàng và các nhà đầu tư quan tâm nhiều.

    Có thể kể đến các dự án đất nền ở khu vực phía tây và phía bắc thành phố Nha Trang, khu vực Bắc Vân Phong, Cam Lâm…. Dự kiến những khu vực này sẽ có biến động mạnh về giao dịch ở giao đoạn cuối năm và đầu năm 2021.

    Tại Nha Trang, nhà ở thuộc loại hình căn hộ chung cư và nhà ở xã hội tuy không nhiều nhưng là sản phẩm đang được người dân ở đây lựa chọn, đặc biệt là nhà ở xã hội.

    Tháng 9 vừa qua, Khánh Hòa ghi nhận hiện tượng tăng đột biến các nhà đầu tư trên cả nước quan tâm đến thông tin đầu tư tại các dự án bất động sản ở tỉnh này. Điều này cho cho thấy dấu hiệu hồi phục và khởi sắc của thị trường bất động sản Khánh Hòa.

    Thị trường bất động sản Nghệ An và Thanh Hóa cũng ghi nhận sự sụt giảm do ảnh hưởng bởi Covid 19, ngoại trừ phân khúc đất nền.

    Ở Nghệ An, trong 9 tháng đầu năm 2020 có khoảng 30 dự án đấu giá đất được thực hiện, mỗi dự án có từ 30-50 sản phẩm. Phần lớn các dự án đều bán hết ngay phiên đấu giá lần đầu. Tỷ lệ hấp thụ đạt trên 90%.

    Sôi động nhất là các huyện quanh TP. Vinh và Cửa Lò. Giá đất thông qua đấu giá tại các huyện xa TP.Vinh dao động từ 5-6 triệu đồng/m2; tại các địa phương gần thành phố Vinh dao động từ 12 - 15 triệu đồng/m2; tại Cửa Lò và TP. Vinh có giá 18-20 triệu đồng/m2

    Tương tự với Nghệ An, thị trường Thanh Hóa cũng sôi động không kém, đặc biệt tại các khu vực gần thành phố, gần biển, gần khu công nghiệp như Hoằng Hóa, Đông Sơn, Sầm Sơn, Tĩnh Gia.

    Có những dự án đấu giá chỉ có 50 lô nhưng hồ sơ nộp lên đến 1.500 bộ. Đây là minh chứng cho sự sôi động của thị trường này. Giá đất thông qua đấu giá khá sát với giá thị trường, dao động từ 4-5 triệu đồng/m2 tại các xã; từ 15-17 triệu đồng/m2 tại các khu vực ven thành phố, ven biển; từ 20-40 triệu đồng/m2 tại các thị xã, thành phố.


  • Suốt từ đầu năm đến nay, bất chấp ảnh hưởng từ dịch Covid-19, giá bất động sản vẫn leo thang. Tuy nhiên, qua khảo sát vẫn rất nhiều người kỳ vọng bất động sản sẽ có mức giá hạ nhiệt hơn vào cuối năm.

    Người mua kỳ vọng giá bất động sản cuối năm hạ nhiệt

    Theo số liệu của HoREA, hiện nay căn hộ trung cấp (2 phòng) có giá khoảng 2,5 tỷ đồng (35 triệu đồng/m2), cao hơn khoảng trên dưới 20 lần so với thu nhập trung bình của các hộ gia đình, cá nhân có khả năng dành dụm được khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/năm.

    Trong khi đó, căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỷ đồng trở xuống (25-30 triệu đồng/m2) và căn hộ nhà ở xã hội hầu như vắng bóng trên thị trường TP.HCM trong hai năm qua. Còn tại Hà Nội, nhiều khu vực không phải nội đô một dự án giá cũng lên 40-50 triệu đồng/m2.

    Thực tế không ít người giàu lên nhờ bất động sản, nhưng một điều đáng tiếc là đại đa số người dân với mức thu nhập hiện nay đều nhận thấy giấc mơ an cư là quá xa vời.

    Điều đáng nói, suốt từ đầu năm đến nay, bất chấp những ảnh hưởng từ dịch Covid-19, giá bất động sản vẫn cứ leo thang. Tuy nhiên, theo khảo sát vẫn rất nhiều người kỳ vọng bất động sản sẽ có mức giá hạ nhiệt hơn vào cuối năm.

    Chuyên gia trang Batdongsan.com.vn cho biết, đa số nhà đầu tư và người mua nhà vẫn có tâm lý chờ đợi thị trường bất động sản sẽ giảm giá. Theo khảo sát của kênh thông tin này, 55% số người được hỏi cho rằng giá bất động sản 3 tháng cuối năm sẽ giảm.

    Trong khi đó, một số chuyên gia lại lo ngại giá bất động sản tại Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng tăng như vấn đề về nguồn cung. Dự báo cho 3 tháng cuối năm thị trường bất động sản giá sẽ tăng khoảng 1,4% tại Hà Nội và giảm 2% tại TP. Hồ Chí Minh. Ở loại hình chung cư, nguồn cung được dự báo sẽ tăng thêm nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt và tình hình kinh tế thuận lợi.

    Giá chung cư một số nơi bị đẩy lên ngưỡng trần

    Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, giá chung cư ở các đô thị lớn bị đẩy lên ngưỡng trần, thậm chí có đôi chút bong bóng. Đặc biệt là phân khúc chung cư cao cấp dẫn đến tiêu thụ chậm. Nhiều dự án có sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao do áp lực phải thu hồi vốn để trả nợ, phải áp dụng chính sách khuyến mại và tặng quà giá trị lớn.

    Ngoài ra, theo lãnh đạo hội này, giá đất ở những địa phương trước đây phát triển nóng, nhanh dẫn đến đẩy giá đất tăng mạnh, nhiều nơi vượt ngưỡng giá trị thật của thị trường, hầu hết phải điều chỉnh cho phù hợp, để lôi kéo lực cầu thị trường trở lại.

    Vậy liệu có tiếp diễn tình trạng đẩy giá bán ở một số nơi như Hà Nội đối với phân khúc chung cư thời gian tới không? Trả lời câu hỏi này, bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư Vấn Savills Hà Nội cho rằng ở thị trường Hà Nội có muốn “đẩy” giá cũng không thể “đẩy” được.

    Theo bà Hằng, có hai lý do chủ yếu khiến giá cả ở thị trường Hà Nội không như TP.HCM. “Ở TP.HCM khan hiếm nguồn cung, tỷ lệ hấp thụ ở nhiều dự án cao. Còn tỷ lệ hấp thụ ở Hà Nội đâu có cao”, bà Hằng nói với phóng viên Dân trí.

    Lý do thứ hai theo bà Hằng, thị trường Hà Nội đang không phải thiếu hàng hay thiếu dự án tốt, vẫn có những dự án tốt “bung” ra. Nếu trong điều kiện “nhạy cảm”, giá cao lên mà khách hàng có nhiều lựa chọn thì có thể sẽ không bán được.
    “Đấy chính là con dao hai lưỡi rất ảnh hưởng đến chủ đầu tư. Câu chuyện này cần thận trọng”, bà Hằng lưu ý.

    Các chuyên gia nhấn mạnh, khó khăn ở thời điểm hiện nay cũng là lúc các doanh nghiệp bất động sản nhìn lại mình, nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, để thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, chú trọng phát triển phân khúc đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng suất lao động, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực cũng như chi phí quản lý để làm giảm giá thành nhà ở.

    Ông Lê Quang Hùng - Thứ trưởng Bộ Xây dựng mới đây cho biết, với nhà ở thương mại thông thường, giá 30-45 triệu đồng/m2, mức giá hoàn toàn do thị trường quyết định; tuy nhiên vẫn có giải pháp là tăng cung. Thứ hai là tăng cường minh bạch thông tin, nhà đầu tư có thể giao dịch trực tiếp với người mua có nhu cầu, tránh qua các đối tượng đầu cơ, môi giới, trung gian bất động sản.

    Nguyễn Mạnh


  • Được người dân nhờ làm giấy tờ, Trương Văn Ba, giám đốc một công ty bất động sản, mang giấy tờ đi lừa bán khống đất nghĩa địa, chiếm đoạt 300 triệu đồng.

     

    Ngày 17.12, Công an Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Văn Ba (37 tuổi, quê H.Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

     

    Theo điều tra của cơ quan công an, năm 2017, Ba thành lập và làm Giám đốc Công ty TNHH MTV bất động sản L. (đường Dương Đình Nghệ, P.An Hải Bắc, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng).

     

    Bà Hoàng Thị Thu (36 tuổi, quê Thừa Thiên - Huế) quen biết Ba, tin tưởng là đồng hương nên năm 2017, bà Thu nhờ Ba làm sổ đỏ cho lô đất nằm trong kiệt 488 đường Nguyễn Lương Bằng (P.Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng).

     

    Nguồn gốc lô đất này nằm trong khu nghĩa địa thuộc quản lý của UBND P.Hòa Hiệp Nam. Năm 2013, bà Trần Thị Bích Ngọc (59 tuổi, ngụ P.Hòa Hiệp Nam) có làm đơn gửi UBND phường này xin xây dựng nhà ở trên lô đất nhưng không được phê duyệt.

     

    Mặc dù lô đất không có sổ đỏ nhưng vào thời điểm sốt đất năm 2017, bà Ngọc vẫn bán cho bà Nguyễn Thị Kim Oanh (52 tuổi, ngụ Q.Hải Châu) và bà Oanh sang tay cho bà Hoàng Thị Thu.

     

    Toàn bộ giao dịch mua bán đất của bà Oanh, bà Ngọc và bà Thu chỉ có giấy viết tay tự thỏa thuận với nhau.

     

    Được bà Thu nhờ, Ba bịa chuyện quen biết một số lãnh đạo, có thể chạy chọt để làm ra sổ đỏ với giá 50 triệu đồng, nhưng thực tế Ba đã có ý định lừa bán lô đất của bà Thu, nên Ba nói bà này đưa toàn bộ giấy tờ của bà để Ba lo thủ tục.

     

    Tháng 10.2018, Ba đăng bán lô đất trên lên mạng, bà Huỳnh Thị Phương (ngụ Q.Liên Chiểu) liên hệ với Ba và được dẫn đi xem đất. Ba nói nếu bà Phương mua với giá 1,3 tỉ đồng thì Ba sẽ làm ra sổ đỏ cho bà Phương.

     

    Ba dùng bản photocopy đơn xin xây nhà của bà Ngọc gửi UBND phường năm 2013 để đưa cho bà Phương, hứa đến tháng 1.2019 sẽ ra sổ và công chứng sang tên.

     

    Bà Phương đặt cọc Ba 300 triệu đồng; Ba nhận tiền rồi trốn tránh, không thực hiện.

     

    Theo Công an Q.Sơn Trà, hiện lực lượng đang mở rộng điều tra. Công an cũng đề nghị các nạn nhân của giám đốc công ty bất động sản lừa bán khống đất nghĩa địa liên hệ Công an quận để trình báo.

     


  • Khung giá đất, bẳng giá đất dự kiến sẽ tăng cao đồng loạt ở các địa phương khiến giá nhà đất có nguy cơ tăng trong thời gian tới.

     

    Các địa phương đã ban hành bảng giá đất mới với mức tăng đến 70% so với năm 2019. Dự kiến Chính phủ sẽ ban hành khung giá đất mới cao hơn khoảng 30% so với khung giá đất cũ. Điều này được dự báo giá nhà đất sẽ tăng mạnh trong năm tới và những năm tiếp theo.

     

    Tăng do bảng giá đất

     

    Dự kiến, bảng giá đất áp dụng cho năm 2020 - 2024 tại Hà Nội sẽ tăng bình quân 15 - 30%, tại Bình Dương tăng 45 - 95%, giá đất tại một số địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng lên tới 5 lần so với bảng giá cũ. Tại TP.HCM bảng giá đất dự kiến sẽ tăng 41% so với giá thị trường… Trong khi đó, dự kiến khung giá đất do Chính phủ ban hành cũng sẽ tăng mạnh.

     

    Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), giá thành nhà, đất bao gồm nhiều thành tố, trong đó, có chi phí thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước. Tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư, trên dưới 30% giá thành nhà phố, trên dưới 50% giá thành biệt thự. Giá thành là căn cứ để chủ đầu tư quyết định giá bán sản phẩm nhà ở ra thị trường. Do vậy, khung giá đất, bảng giá đất tăng, tất yếu sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà đất tăng, dẫn đến khả năng người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn.

     

    Cũng theo ông Châu, khi khung giá đất, bảng giá đất có mức giá quá cao, sẽ tác động đẩy giá thị trường bất động sản lên rất cao, đặc biệt là đẩy giá đất của các dự án (trên thị trường sơ cấp), tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, các ngành kinh tế khác và môi trường đầu tư, kể cả trong việc thu hút dòng vốn FDI.

     

    Một chuyên gia bất động sản tính rằng, với các dự án bất động sản nhà ở, tiền đất thường chiếm 10-14% giá thành. Do đó, khi giá đất tăng nên giá bán nhà đất chắc chắc phải tăng. Không những thế, chi phí về đất tăng còn kéo theo tất cả các sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch… cũng sẽ tăng giá theo, từ đó đẩy giá thành nhà đất lên cao.

     

    “Gom” hàng chờ tăng giá

     

    "Chạy" giá nhà đất có thể tăng trong thời gian tới, một số nhà đầu tư đã dịch chuyển từ “phố” về “quê” để ôm hàng chờ tăng giá.

     

    Cụ thể, ông Huỳnh Minh Thắng, Tổng giám đốc Thịnh Hưng Holdings, cho hay : “Mới đây Thịnh Hưng Holdings mở bán dự án Vietuc Varea với quy mô hơn 20 ha, gồm 1.200 sản phẩm. Sau khoảng 1 tháng chạy bán hàng đã có khoảng 600 sản phẩm được khách hàng đặt mua với giá bình quân khoảng 14 triệu đồng/m2. Đây là thành công ngoài mong đợi". Nhiều khách hàng cho biết họ mua thời điểm này để chờ giá tăng “lướt” kiếm lời. Trong khi đó, những người có nhu cầu mua đất để an cư cũng đang cố gắng xoay xở để có tiền kịp mua đất vì sợ qua năm giá đất sẽ tăng, họ không còn mua được đất với giá rẻ nữa.

     

    Ông Trần Hiền Phương, Tổng giám đốc Công ty Seaholdings thừa nhận, thủ tục pháp lý hơn 1 năm qua, nhất là tại TP.HCM “đứng bánh” nên các dự án tại đây triển khai không được khiến nguồn cung bất động sản bị giảm mạnh. Cộng với thông tin bảng giá đất sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khiến các doanh nghiệp phải dạt về các tỉnh lân cận TP.HCM như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu thậm chí về tận Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau để triển khai dự án. Mới đây công ty ông đã ra mắt dự án The Pearl Riverside ở Bến Lức gồm 250 sản phẩm nhà phố liền kế được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn Singapore và cũng bán khá thành công.

     

    Theo các chuyên gia, các tỉnh lân cận TP.HCM được coi là thị trường mới nổi, giá đất còn rẻ, các dự án quy mô lớn, đầy đủ tiện ích chưa nhiều nên sẽ thu hút các cư dân tại địa phương và các nhà đầu tư khắp nơi đổ về đầu tư. 

     


  • Nam nhân viên môi giới bất động sản ở Đồng Nai dẫn khách đi xem đất thì mất tích, thi thể sau đó được tìm thấy trong một vườn điều.

    Sự việc được phát hiện vào sáng nay tại một vườn điều thuộc xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

    Nạn nhân là anh Phạm Kế Thế (31 tuổi, ngụ Đồng Nai), là nhân viên môi giới bất động sản.

    Theo thông tin ban đầu, khoảng 9h sáng nay, một người dân đi vào vườn điều trên thì phát hiện thi thể nam giới nằm dưới đất, bên cạnh có một chiếc xe máy.

    Sự việc ngay sau đó được trình báo cho cơ quan chức năng để điều tra. Đến 13h cùng ngày, công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang phong tỏa khu vực để khám nghiệm hiện trường.

    Theo người thân của nạn nhân, vào ngày 16/10, anh Thế nói dẫn khách đi xem đất nhưng đến tối vẫn không về nhà, gọi điện thoại cho anh không nghe máy.

    Tại hiện trường, thi thể nạn nhân còn mặc áo khoác, quần jean. Chiếc xe máy của nạn nhân vẫn dựng cách đó khoảng 10m, đang được khóa cổ.

    Anh Thế có vợ và một con nhỏ, mới làm nhân viên môi giới bất động sản vài năm nay. Trước thời điểm xảy ra vụ việc nạn nhân vẫn khỏe mạnh, không gì bất thường.

    Minh Tâm (Theo vietnamnet)





    Follow this section's article RSS flux