• Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xử lý phản ánh của báo chí qua bài viết "chống rửa tiền qua bất động sản và khoảng trống".

    Ngày 17/9, trên báo điện tử Sài Gòn Đầu tư Tài chính có bài viết "Chống rửa tiền qua bất động sản và khoảng trống" phản ánh: Bộ Xây dựng có trách nhiệm báo cáo về rủi ro rửa tiền qua kinh doanh bất động sản là phù hợp với chức năng quản lý. Kinh doanh bất động sản phải hiểu là bao gồm quyền sử dụng đất, tài sản trên đất nhưng việc đăng ký bất động sản sau giao dịch thực hiện tại các văn phòng đăng ký đất đai.

    Như vậy, khoảng trống pháp luật là không có sự tham gia của các văn phòng đăng ký đất đai, nơi thực hiện cuối cùng các đăng ký giao dịch bất động sản, kể cả từ kênh các dự án phát triển bất động sản và từ kênh các giao dịch dân sự về bất động sản hiện hữu, có thể thông qua môi giới chính thức hoặc môi giới không chính thức.

    Về nội dung báo phản ánh, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

    Theo zing http://namdoland.tin.vn/


  • Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM nhận định, nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp hiện nay rất cao. Có khoảng 476.000 hộ chưa có nhà ở hoặc đang sống chung với người thân, chiếm gần một phần tư tổng số hộ gia đình.

    Trong đó, có khoảng 20.000 hộ cán bộ, công chức chưa sở hữu nhà ở; Có 300.000 hộ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội; Có 143.000 hộ có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội (chiếm tỷ lệ 65% - 94% đối tượng khảo sát); Có hơn 20.000 hộ sống trên và ven kênh rạch và 35.000 hộ đang sống trong các chung cư cũ cần được cải tạo, nâng cấp hoặc tái định cư. Hầu hết các đối tượng này đều có nhu cầu mua nhà ở thương mại vừa túi tiền loại căn hộ 1-2 phòng ngủ, giá bán khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/căn, hoặc thuê mua nhà ở xã hội trả góp 15 năm, hoặc thuê nhà giá rẻ.

    Cung không đủ cầu

    Nhu cầu lớn nhưng nguồn cung đã cạn kiệt. Theo số liệu từ Hội môi giới bất động sản Việt Nam, giá bán căn hộ trung cấp tại Tp.HCM thời gian qua luôn trong tình trạng leo thang, từ mốc 29,7 triệu đồng/m2 năm 2018 lên đến 33,7 triệu đồng/m2 quý 3 năm 2019. Riêng trong quý 3/2019, giá nhà trung cấp tăng khoảng 5% so với quý 2/2019.

    Nhưng đó là căn hộ mức giá trung cấp, còn căn hộ giá rẻ đang ở trong tình trạng khan hiếm nguồn hàng. Nguyên nhân là do các căn hộ giá thấp đã bị đẩy vượt mức 25 triệu đồng/m2 và trở thành căn hộ trung cấp. Nhà ở giá bình dân, giá rẻ được đánh giá tiêu chí dưới 25 triệu đồng/m2. "Tại Tp.HCM không còn căn hộ giá thấp", báo cáo nêu rõ.

    Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam phân tích: Nguồn cung thị trường thời gian qua khan hiếm do các thủ tục hành chính khiến nhiều dự án dù đã hoàn thành các quy định nhưng vẫn đang đợi được phê duyệt để mở bán. Mặc dù có vài đại dự án bung hàng ra nhưng khách hàng có nhu cầu không chỉ ở một địa điểm mà còn phải lựa chon trên nhiều tiêu chí khác như công việc, đi lại,.... Chính việc khan hiếm này một phần đã khiến nhà giá rẻ tăng giá.

    "Việc này có tác động không tốt tới thị trường và những người có thu nhập thấp, khiến họ không thể tiếp cận được với phân khúc này gây ra thiệt hại về kinh tế", ông Nguyễn Văn Đính đánh giá.

    Kiến nghị sớm kết luận các dự án rà soát, thanh tra

    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho rằng, người có thu nhập cao, người có thu nhập khá và người nước ngoài có khả năng tự giải quyết nhu cầu nhà ở của mình. Nhưng, vấn đề lớn nhất và khó khăn nhất của thành phố Hồ Chí Minh là giải quyết nhu cầu nhà ở cho đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, cán bộ công chức, sinh viên, công nhân lao động, người nhập cư.

    Cũng theo ông Lê Hoàng Châu, nguồn cung sụt giảm là do có quá nhiều khó khăn. Cái khó của các dự án đang trong quá trình xin phép đều trong tình trạng hầu như các dự án nhà ở thương mại đều có quỹ đất hỗn hợp gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp xen cài, khiến cho việc giải quyết thủ tục cấp phép. Tiếp đó là các dự án đang trong diện rà soát. Tại thành phố đang có hơn 150 dự án thuộc diện này.

    Do vậy, Hiệp hội bất động sản Tp.HCM kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm có kết luận đối với các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra, để các chủ đầu tư chấp hành, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và được tiếp tục triển khai thực hiện dự án, giúp bổ sung nguồn cung cho thị trường. Nhu cầu nhà ở trên thị trường hiện giờ chưa được đáp ứng đủ, tình hình nhu cầu mua nhà không ngừng tăng lên vì dân số không ngừng tăng.

    Đối với giải pháp trước mắt, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM đề nghị cho phép doanh nghiệp được phát triển các dự án nhà trọ, phòng trọ để giải quyết nhu cầu chỗ ở của sinh viên, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư.

    Đồng thời, với thực trạng có đến khoảng 42% nhà ở dưới 30 m2 /căn, thậm chí có đến 22,4% nhà ở dưới 20 m2 /căn, Chủ tịch HoREA cho rằng đặt ra vấn đề cần xem xét lại, có thể quy định mức diện tích tối thiểu được tách thửa thấp hơn (quy định diện tích tối thiểu hiện nay là 36 m2 , 50 m2 , 80 m2 ) để giải quyết bài toán nhà ở. Cần xem xét hợp pháp hóa nhà ở và cấp "sổ đỏ" cho "căn nhà nhỏ" của người có thu nhập thấp, người nghèo, kể cả cần xem xét giải quyết có lý có tình đối với trường hợp nhà "3 chung" - chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung giấy phép xây dựng và chung số nhà.

    Theo vneconomy https://ameblo.jp/datnendongnai/entry-12460323549.html


  • Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông chậm triển khai đã làm ảnh hưởng lớn tới thị trường bất động sản TP.HCM và các tỉnh lân cận.

     

    Hàng loạt dự án giao thông “đứng hình”

     

    Dù đã có sự đầu tư khá mạnh trong thời gian qua, nhưng sự phát triển của hạ tầng giao thông TP.HCM không theo kịp tốc độ đô thị hóa và tốc độ tăng dân số. Không những thế, trên địa bàn TP.HCM hiện còn hàng loạt dự án giao thông bị treo hoặc triển khai ì ạch, ảnh hưởng tới đời sống của người dân và cả thị trường bất động sản.

     

    Dự án đầu tiên phải nhắc tới là dự án mở rộng, xây mới tuyến Quốc lộ 13, tuyến đường kết nối TP.HCM với các tỉnh Bình Phước, Bình Dương. Tới nay, đã 19 năm hình thành, cũng đã qua 3 đời chủ đầu tư, nhưng dự án này vẫn bất động.

     

    Một dự án khác cũng nằm trên giấy cả chục năm nay là dự án xây mới cầu Cát Lái kết nối quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Dự án này trước đây có nhà đầu tư muốn tham gia đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), tuy nhiên, khi có Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TP.HCM đã tạm dừng dự án theo hình thức BOT và chuyển sang hình thức xây dựng bằng vốn nhà nước, nhưng đến nay, dự án này vẫn chưa triển khai. Lúc đầu, TP.HCM là địa phương xin được triển khai, nhưng vào tháng 4/2019, tỉnh Đồng Nai đề xuất Bộ Giao thông - Vận tải và Chính phủ giao về cho tỉnh này đứng ra mời gọi các nhà đầu tư tham gia.

     

    Theo đó, một phần kinh phí xây cầu Cát Lái sẽ trích từ nguồn vốn ngân sách của Đồng Nai và khai thác quỹ đất trên địa bàn tỉnh này, riêng phần đường dẫn trên địa bàn TP.HCM, thì TP.HCM chịu trách nhiệm đầu tư. Trong tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Đồng Nai làm cầu Cát Lái. Thế nhưng, bao giờ cây cầu này mới chính thức được triển khai xây dựng vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp.

     

    Dự án hạ tầng trọng điểm nữa chậm triển khai là dự án xây dựng, mở rộng tuyến Quốc lộ 22 đoạn từ An Sương đi cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) dài 58 km, kết nối TP.HCM với Long An, Tây Ninh. Dự án này xuất hiện từ năm 2010 với hình thức triển khai là theo BOT kết hợp BT (xây dựng - chuyển giao). Sau đó, dự án đã thay đổi hình thức đầu tư, chuyển thành phát triển bằng vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, dự án đến nay vẫn chưa được triển khai và tuyến đường này hiện xuống cấp, luôn trong tình trạng kẹt xe nghiêm trọng. Lý do chưa thể xây dựng, theo UBND TP.HCM, là do thiếu vốn và vướng đền bù giải tỏa.

     

    Một dự án hạ tầng nữa cũng “đứng hình” cả chục năm nay là dự án mở rộng Quốc lộ 50 nối TP.HCM với Long An và Tiền Giang. Theo Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM, dự án này đang thiếu vốn để xây dựng.

     

    Tương tự, 2 dự án có tác động lớn nhất đến việc kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận là đường Vành đai 3 và Vành đai 4 cũng đang tắc vì chưa có vốn thực hiện.

     

    Theo kết quả rà soát của Bộ Giao thông - Vận tải công bố hôm 8/8/2019, đường Vành đai 3 hiện chỉ có 16,3 km đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã hoàn thành và được đưa vào khai thác với 6 làn xe. Các đoạn còn lại gồm Tân Vạn - Nhơn Trạch (34,2 km); Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 (19,1 km); Quốc lộ 22 - Bến Lức (28,8 km) đều chưa bố trí được vốn xây dựng.

     

    Với đường Vành đai 4, các dự án thành phần từ đoạn 1 (Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tới Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đến đoạn 4 (Quốc lộ 22, Củ Chi, TP.HCM tới cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Bến Lức, Long An) mới đang ở bước duyệt quy hoạch. Riêng đoạn 5 (Bến Lức - Hiệp Phước) đã được Bộ Giao thông - Vận tải cho phép lập dự án đầu tư từ năm 2009 và đã thông qua báo cáo giữa kỳ, tuy nhiên do chưa có nguồn vốn, nên cũng tạm dừng.

     

    Bất động sản bị vạ lây

     

    Việc các dự án giao thông trọng điểm chậm triển khai đã tác động tiêu cực lên thị trường bất động sản.

     

    Cụ thể, dọc tuyến Quốc lộ 13 hiện chỉ có Dự án Khu đô thị Vạn Phúc City đang phát triển. Dự án này được triển khai từ năm 2016 và tới nay đã xây dựng tới giai đoạn 3, còn hơn 100 ha vẫn chưa phát triển tiếp. Riêng thị trường bất động sản Bình Dương bị ảnh hưởng khá mạnh và đi chậm hơn nhiều các thị trường lân cận TP.HCM khác như Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, vì Quốc lộ 13 là tuyến giao thông huyết mạch kết nối tỉnh Bình Dương, Bình Phước với TP.HCM.

     

    Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Phúc Đông Group, một doanh nghiệp chuyên phát triển dự án bất động sản tại Bình Dương cho biết, lý do thị trường bất động sản Bình Dương phát triển ì ạch trong những năm qua, nhất là khu vực trung tâm tỉnh Bình Dương là vì hạ tầng giao thông kết nối với TP.HCM kém. Trong khi đó, khu vực giáp với TP.HCM tại đường Phạm Văn Đồng, thị trường phát triển mạnh, nhiều dự án được triển khai và giá bán, cũng như thanh khoản tốt.

     

    Còn tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), mỗi khi có thông tin xây cầu Cát Lái (năm 2007 và năm 2010), hàng loạt dự án bất động sản lại mọc lên để đón đầu hạ tầng, nhưng cầu không xây, nên đến nay, các dự án này vẫn để hoang vắng, hàng chục dự án bất động sản không người ở.

     

    Ở các quận, huyện ngoại thành của TP.HCM như Hóc Môn, Củ Chi, quận 12, dù là khu vực có quỹ đất lớn với nhiều dự án bất động sản đã được TP.HCM quy hoạch từ lâu, như Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi rộng hàng trăm héc-ta, nhưng thị trường ở đây vẫn trầm lắng, các dự án bất động sản 10 năm nay chưa triển khai được, mà lý do chủ yếu cũng vì hạ tầng kém phát triển.

     

    Ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc Hung Thịnh Corp cho rằng, hiện nay, thị trường bất động sản TP.HCM đang bó hẹp ở những khu vực có hạ tầng giao thông phát triển như quận 9, quận 2, quận 7…, nhưng các khu vực này đã cạn kiệt quỹ đất. Trong khi đó, các khu vực như Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi… có quỹ đất rất lớn, các doanh nghiệp địa ốc cũng nắm trong tay quỹ đất tại đây, nhưng vẫn không thể triển khai dự án bất động sản, vì giao thông kết nối vào trung tâm TP.HCM chưa được đầu tư xây dựng. Nếu phát triển dự án bán sẽ rất khó bán hàng, nên các doanh nghiệp buộc phải “ôm đất” nằm chờ.

     

    Để giải quyết vướng mắc, thu hút nhà đầu tư vào thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang bị ách tắc hiện nay, lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho biết, Thành phố sẽ tính toán tách phần bồi thường giải phóng mặt bằng ra để thực hiện theo hình thức đầu tư công, còn phần xây lắp sẽ do nhà đầu tư thực hiện.

     

    Ngoài ra, Thành phố sẽ thành lập một quỹ với kinh phí ban đầu khoảng 1.000 tỷ đồng để lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án, thay vì để nhà đầu tư trực tiếp đề xuất.

     

    Nếu làm theo phương án này, nhà đầu tư chỉ phụ trách phần xây dựng, nên chi phí sẽ giảm xuống, trường hợp nếu có thu phí nếu triển khai theo hình thức BOT, thì thời gian cũng không kéo dài.

     

    Trong khi đó, một số tỉnh lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Long An đang kiến nghị Chính phủ giao một số dự án đi qua địa bàn cho địa phương để họ trực tiếp mời gọi đầu tư.   

     

    Gia Huy

    Báo Đầu tư Bất động sản


  • Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu một số bộ ngành và địa phương báo cáo về nguy cơ doanh nghiệp trong nước bị thâu tóm, thất bại ngay trên sân nhà trước làn sóng doanh nghiệp bất động sản ngoại đổ vào VN.

     

    “Mượn” danh nhà đầu tư trong nước

     

    Thực tế, những cuộc thâu tóm âm thầm từng xảy ra tại một số địa phương trong mấy năm qua. Mới đây thông tin 21 lô đất (có nhiều lô rộng cả 20 ha) gần sân bay quân sự Đà Nẵng người Trung Quốc mua nhưng do người Việt đứng tên khiến dư luận lo lắng. Sở TN-MT Đà Nẵng giải thích, từ nhiều năm trước, cá nhân người Việt chuyển nhượng quyền sử dụng 20 lô đất dọc tường sân bay Nước Mặn cho một công ty trong nước nhưng có 48% vốn góp của nhà đầu tư Trung Quốc. Hay có lô cũng từ công ty trong nước nhưng sau được góp… 90% vốn của công ty Mỹ mà người đại diện vốn là người Trung Quốc...

     

    Riêng nguy cơ doanh nghiệp (DN) nội trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) bị thâu tóm vì thất bại trên sân nhà, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, tính đến thời điểm hiện tại rất khó xảy ra. DN nội vẫn đang thống lĩnh thị trường BĐS với hàng loạt dự án lớn trải dài trên cả nước. Cảnh báo là đâu đó đã có hiện tượng nhà đầu tư ngoại núp bóng nhà đầu tư trong nước, ráo riết thâu tóm BĐS trong nước để rút ngắn thời gian xin cấp phép đầu tư một dự án mới. Đáng nói hơn, một số dự án nhà đầu tư ngoại quan tâm lại ở một số địa điểm nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng như ven biển, gần sân bay, trên sông, sát biên giới như vùng lân cận sông Đồng Nai, gần khu vực sân bay Long Thành, khu vực Vân Đồn, Vân Phong...

     

    “Thậm chí, có tập đoàn nước ngoài từng được giao dự án lớn tại vùng ven biển, lại đánh tiếng muốn thuê thêm mở rộng với số lượng từ hàng trăm đến hàng ngàn héc ta đất”, ông Châu thông tin và cho rằng, 21 lô đất tại Đà Nẵng mới đây được phát hiện là của chủ người Trung Quốc nhưng do người Việt đứng tên là những phát hiện nhỏ lẻ. “Họ không chính danh mà ẩn danh, núp bóng người Việt để thực hiện các hoạt động thâu tóm này. Đó cũng là một trong những lý do cần thiết có những cuộc rà soát trên toàn quốc”, ông Châu nhấn mạnh.

     

    Công khai thâu tóm chưa thấy

     

    TS Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, phân tích hiện có gần 70 DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS, hạ tầng, khu công nghiệp của VN niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong đó có những DN BĐS lớn nhất của VN như VinGroup, Novaland, FLC, Quốc Cường Gia Lai, Hà Đô, Vinaconex, Tập đoàn Kinh Bắc, Phát triển đô thị Từ Liêm, Công ty phát triển nhà Thủ Đức... Thế nên, để đánh giá xem liệu có tình trạng công ty trong nước bị thâu tóm hay chưa thì rất dễ dàng xem xét cơ cấu vốn, cơ cấu cổ đông của các DN này.

     

    Bởi theo quy định trên sàn chứng khoán, bất cứ cổ đông lớn nào đang sở hữu 5% vốn trở lên tại một công ty niêm yết là phải báo cáo và công bố thông tin xoay quanh các giao dịch mua bán cổ phiếu. “Nếu nói vốn ngoại thâu tóm chính thức DN nội trong lĩnh vực BĐS thì tôi chưa thấy rõ. Nếu để xem xét và ngăn chặn những vụ thâu tóm ngầm thì chỉ cần kiểm tra khoanh vùng các dự án nghỉ dưỡng, BĐS lớn với hàng trăm héc ta ở các khu du lịch ven biển, các vị trí trọng yếu ở nhiều tỉnh thành có liên quan về an ninh quốc phòng.

     

    Đặc biệt nếu các dự án lớn lại giao cho những DN có quy mô vốn nhỏ thì phải xem xét nguồn gốc vốn từ đâu để thực hiện. Còn riêng với những DN chỉ làm dự án dân sinh, cho dù có vốn nước ngoài tham gia thì tôi thấy cũng bình thường”, TS Đinh Thế Hiển nói.

     

    TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS VN, cũng cho rằng thông tin nhà đầu tư ngoại thâu tóm các dự án BĐS chưa thấy. Việc mua đi bán lại dự án là bình thường, nhưng tăng đầu tư chiếm tỷ lệ vốn cao để thâu tóm chưa nghe phản ánh.

     

    “Nếu có cảnh báo, cần cảnh báo các địa phương trong tiếp nhận vốn FDI vào lĩnh vực BĐS phải hết sức cẩn trọng, chọn lọc và có những tiêu chí cao hơn như công nghệ cao, đầu tư xanh. Trong quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 50 Bộ Chính trị có tiêu chí đầu tư phải bảo đảm quốc phòng, an ninh được đặt ra. Nếu gắn những tiêu chí này trong thu hút FDI vào BĐS, chúng ta cần phải đặt câu hỏi lại, liệu có cần thiết kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này nữa hay không? Nếu có thì nên kêu gọi vào lĩnh vực nào, lĩnh vực nào làm được, lĩnh vực nào nên tập trung hay nói đúng hơn là ưu tiên kêu gọi đầu tư trong nước mà thôi", ông Thắng đặt vấn đề. 

     

    Theo thanhnien


  • Bộ Công an đã tiếp nhận đơn tố cáo bà Nguyễn Kim Phượng, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và xây dựng bất động sản Hưng Thịnh và một số cá nhân khác có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

     

    Thông tin từ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết đã nhận được đơn của khách hàng mua nền đất tại dự án khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường tố cáo bà Nguyễn Kim Phượng, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và xây dựng bất động sản Hưng Thịnh có địa chỉ 119, ấp Tân Hội, xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và một số cá nhân khác có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua việc ký kết hợp đồng nguyên tắc đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án Hưng Thịnh Cát Tường (Long Anh).

     

    Chính vì vậy, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an chuyển đơn đến Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an để giải quyết theo quy định của pháp luật. 

     

    Như Báo Thanh Niên đã có nhiều bài viết phản ánh Công ty TNHH đầu tư và xây dựng bất động sản Hưng Thịnh chủ đầu tư dự án Hưng Thịnh Cát Tường ở Long An dù đã ký hợp đồng bán đất nền cho khách hàng từ giữa năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa đền bù xong, chưa được cơ quan chức năng giao đất... Nhiều khách hàng đã đóng lên đến 95% giá trị nền đất. Khi biết dự án gặp nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý và khó triển khai, họ yêu cầu thanh lý hợp đồng, nhưng Công ty TNHH đầu tư và xây dựng bất động sản Hưng Thịnh lẩn tránh. Quá bức xúc vì chủ đầu tư làm ăn gian dối, khách hàng đã kéo đến Tỉnh ủy Long An kêu cứu, đồng thời gửi đơn tố cáo lừa đảo đến Bộ Công an.

     

    Theo thanhnien





    Follow this section's article RSS flux