• Hơn 3 năm qua, câu chuyện xây siêu dự án sân bay quốc tế Long Thành khiến thị trường bất động sản Đồng Nai sôi động, mới đây thông tin tỉnh này đề xuất làm chủ đầu tư cầu Cát Lái cũng khiến nhà đất Nhơn Trạch "sốt" bất thường.

    ban do quy hoach giao thong

    Theo quy hoạch, Vùng đô thị TP.HCM được phân ra thành các tiểu vùng, trong đó tiểu vùng đô thị trung tâm bao gồm: TP.HCM và vùng phụ cận gồm các huyện, thành phố, thị xã: Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (Long An); Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương); Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

    Quy hoạch cũng xác định lấy TP.HCM là đô thị hạt nhân trung tâm vùng; TP. Bình Dương là đô thị động lực phía Bắc, TP Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch là vùng đô thị động lực phía Đông.

    Nhằm kịp thời đón bắt chiến lược TP.HCM đang dịch chuyển về hướng Đông, thời gian gần đây tỉnh Đồng Nai và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế Đông Nam bộ đã và đang làm việc chặt chẽ với nhau nhằm xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ kêu gọi đầu tư, triển khai giải phóng mặt bằng để xây dựng nhiều dự án hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ toàn vùng.

    Hàng loạt cao tốc sẽ chạy qua Đồng Nai

    Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn Đồng Nai sẽ được đầu tư trên 33,3 ngàn tỷ đồng để làm hạ tầng giao thông kịp thời kết nối với sân bay quốc tế Long Thành. Trong đó, có 5 dự án giao thông quốc gia đang được tỉnh phối hợp để khởi công và xây dựng, tiếp đến là dự án cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch với quận 2 của TP.HCM sẽ được xúc tiến kêu gọi đầu tư sớm.

    UBND tỉnh Đồng Nai cho biết các dự án trong danh mục này gồm cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, đường vành đai 3. Đồng thời, tỉnh đang tiếp tục làm việc với Trung ương để thống nhất chủ trương triển khai xây dựng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống Metro số 1 kéo dài từ đoạn nhà ga Thủ Đức (TP.HCM) qua địa bàn Đồng Nai.

    Đối với những dự án do tỉnh quản lý sẽ tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông ở TP.Biên Hòa và 2 huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, vì có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

    Được biết, tỉnh Đồng Nai đang tích cực phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết cho dự án Đường Vành đai 3 được đầu tư nhanh chóng. Mới đây nhất, TP.HCM cũng đã có văn bản kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ các địa phương nhanh chóng triển khai thủ tục đầu tư dự án quy mô này.

    Theo đó, tuyến đường vành đai 3 đoạn Nhơn Trạch - TP.HCM dài hơn 30km. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng từ ngã tư quận Thủ Đức (TP.HCM) đến đường 25B tại trung tâm huyện Nhơn Trạch với chiều dài khoảng 17km. Dự kiến trong quý II năm nay sẽ khởi công trước đoạn 1A từ đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến đường 25B.

    Đoạn 1A dài gần 9km, trong đó 2km nằm trên địa phận TP.HCM, còn lại nằm trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng, gồm 190 triệu USD (tương đương 4.180 tỷ đồng) vay từ EDCF và gần 1.150 tỷ đồng vốn đối ứng của Việt Nam, trong đó tiền của tỉnh chi trả cho giải phóng mặt bằng trên 470 tỷ đồng.

    Song song đó, khi trình bày về hệ thống giao thông kết nối với Sân bay Long Thành, Sở Giao thông - vận tỉnh Đồng Nai (bandatnendongnai.vn) mới đây cũng đề nghị UBND tỉnh chấp thuận cho triển khai xây dựng tuyến đường 25C đoạn từ hương lộ 19 (huyện Nhơn Trạch) đến quốc lộ 51 và đoạn từ các khu công nghiệp Nhơn Trạch đến đường vành đai 3 (TP.HHCM).

    Còn theo lãnh đạo UBND huyện Nhơn Trạch, một dự án giao thông khác là tuyến đường 25B mở rộng đã được hoàn thiện các thủ tục và chuẩn bị triển khai xây dựng. Sau khi xây dựng hoàn thiện, sẽ hình thành mạch nối thông suốt TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương.

    Trong tình trạng "sốt ruột", tỉnh Đồng Nai đã chủ động làm việc với TP.HCM để đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng. Cụ thể, Tỉnh Đồng Nai đã chủ động đề xuất đứng ra xây dựng và trực tiếp mời gọi các nhà đầu tư tham gia phát triển dự án cầu Cát Lái 7.200 tỷ đồng nối huyện Nhơn Trạch với quận 2 của TP.HCM.

    Bởi, theo quan điểm của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, chỉ cách trung tâm quận 1 của TP.HCM khoảng 20km, nhưng hàng loạt dự án bất động sản ở Nhơn Trạch đã trở thành khu đô thị "ma" gần 20 năm qua là điều rất khó hiểu. Theo đó, tỉnh này đang làm việc với một số nhà đầu tư tiềm năng cùng bàn thảo phương án đầu tư, dự kiến dự án cây cầu trọng điểm này sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2019.

    Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi những hạ tầng giao thông nói trên được xây dựng và đi vào khai thác sẽ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai, nhất là thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch.

    Giá nhà đất tăng vọt trong thời gian qua

    Qua tìm hiểu từ nhiều sàn giao dịch nhà đất, từ năm 2016 đến nay, giá đất ở TP. Biên Hòa, Long Thành, Trảng Bom... đã tăng từ 100-200%, thậm chí tăng đến 300% nếu nằm trong vùng quy hoạch các dự án hạ tầng lớn. Trong giai đoạn này, đất đai được mua đi bán lại nhiều đến nỗi có giai đoạn UBND tỉnh phải ra quy định tạm ngưng tách thửa đất một thời gian để hạn chế bớt tình trạng này, đồng thời bổ sung những quy định mới phù hợp hơn.

    Song song đó, giá đất tại khu vực quận 2, 9 và Thủ Đức tăng nhanh chóng mặt, vượt khỏi khả năng của những người có nhu cầu về nhà ở. Vì thế, từ khi xuất hiện dự án cầu Cát Lái hơn 7.700 tỷ đồng được tái khởi động, giới đầu tư cũng bắt đầu "dạt" về các khu vực Long Thành, Nhơn Trạch tìm cơ hội, làm cho giá đất bắt đầu "nhích" lên từng ngày.

    Ngoài ra còn phải kể đến việc nhiều đại gia địa ốc lớn trong và ngoài nước đang chuyển dòng vốn đầu tư vào Đồng Nai cũng đang làm cho thị trường "sốt" trở lại. Điển hình như những tên tuổi lớn Amata (Thái Lan), VinaCapital (Singapore), DFLC….đang đẩy nhanh tiến độ thi công các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng sinh thái.

    Mới đây nhất, một đại gia địa ốc lớn đến từ châu Á cũng đã thâu tóm dự án khu đô thị có quy mô rộng hơn 500ha tại Nhơn Trạch. Song song đó, các dự án như Swan City, Đông Sài Gòn, Nhơn Trạch City, Khu phức hợp Long Thanh Bay, dự án Khu đô thị chuyên gia Victory Long Thành, dự án Mega City rộng gần 90ha của địa ốc Kim Oanh… cũng đang xây dựng rầm rộ.

    Bên cạnh đó, phải kể đến công ty Berjaya (Malaysia) đã rót 230 triệu USD để đầu tư khu tổ hợp Biên Hòa City Square, Tập đoàn Amata (Thái Lan) cũng dành hơn 2,6 tỉ USD phát triển dự án Amata City Biên Hòa quy mô lên đến 700 ha. Tập đoàn Hưng Thịnh chính thức giới thiệu ra thị trường dự án Bien Hoa New City tại TP. Biên Hòa rộng hơn 100ha, trị giá hàng nghìn tỷ đồng.

    Nói về triển vọng thị trường địa ốc ăn theo quy hoạch đô thị Long Thành, Nhơn Trạch và vùng đô thị mở rộng TP.HCM, một chuyên gia nghiên cứu thị trường địa ốc của CBRE Việt Nam khẳng định đang xuất hiện "cơn sốt mới" tại những khu vực xung quanh dự án sân bay Long Thành và chính vì thế hơn 2 năm qua nhiều doanh nghiệp địa ốc trong và ngoài nước dành sự ưu tiên lớn cho nơi này.

    "Mặc dù, theo kế hoạch dự kiến đến năm 2025 giai đoạn 1 của dự án mới được đưa vào vận hành thương mại, nhưng trong 2 năm trở lại đây thị trường bất động sản của khu vực này đang bước vào một cuộc cạnh tranh rất gay gắt. Bằng chứng là nhiều doanh nghiệp địa ốc ồ ạt rót vốn phát triển các khu đô thị, giá đất cũng đang thiết lập mặt bằng mới, tăng khoảng 20-40% so với hơn 1 năm trước", vị chuyên gia nghiên cứu này cho hay.

     
    Theo Gia Khang / Trí thức trẻ


  • Việc hoàn thiện, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành chậm so với yêu cầu, theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, nguyên nhân là do chưa có quy định cụ thể của pháp luật và việc lập báo cáo khả thi là chưa có tiền lệ nên UBND tỉnh Đồng Nai gặp một số khó khăn, lúng túng.

    Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện gặp vướng mắc ở khâu hoàn thiện, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giải phóng mặt bằng. (Ảnh minh họa)

    Thay mặt Chính phủ ký báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ trưởng Bộ Giao thông & Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết, tháng 7 vừa qua, Bộ TNMT đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

    UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã xây dựng và phê duyệt đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tổ chức lại cuộc sống của người dân bị thu hồi đất; hoàn thành đo đạc, lập bản đồ và kiểm đếm sơ bộ tài sản trên đất đối với phần diện tích đất trồng cây cao su của Công ty TNHH MTV Tổng công ty cao su Đồng Nai (khoảng 2.200 ha).

    “Tuy vậy, việc hoàn thiện và thẩm định báo cáo khả thi đã chậm so với yêu cầu, do chưa có quy định cụ thể của pháp luật và việc lập báo cáo khả thi là chưa có tiền lệ nên UBND tỉnh Đồng Nai gặp một số khó khăn, lúng túng”, báo cáo lý giải.

    Theo báo cáo, dù giải phóng mặt bằng chậm, nhưng do phần lớn diện tích đất cần bàn giao cho Bộ GTVT để xây dựng Long Thành là diện tích đất vườn cây cao su của Công ty TNHH MTV Tổng công ty cao su Đồng Nai (khoảng 1.099 ha/1.165 ha cần bàn giao) và của khoảng gần 200 hộ dân.

    Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo cắm mốc, kiểm đếm sơ bộ tài sản trên phần diện tích này; làm việc với Công ty TNHH MTV Tổng công ty cao su Đồng Nai để có thể bàn giao toàn bộ diện tích đất vườn cây cao su nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng trong năm 2019.

    Đối với phần diện tích đất của gần 200 hộ dân, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung triển khai giải phóng mặt bằng trước, phấn đấu bàn giao đất vào cuối năm 2019 để Bộ Giao thông vận tải triển khai rà phá bom mìn và các công việc liên quan đến triển khai dự án. Phần diện tích còn lại của dự án, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục thực hiện để hoàn thành trước năm 2021 theo nghị quyết của Quốc hội.

    https://www.google.com/maps/Đất nền Long Thành

    NGUYÊN PHƯƠNG/Dân Việt


  •  Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM định hướng sẽ phát triển các đô thị vệ tinh quanh trung tâm thành phố như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó, chuyển dịch hướng phát triển ra vùng ven, giảm tải áp lực dân số tại trung tâm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơi đây. 

    Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng TP.HCM bao gồm toàn bộ 8 tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang với TP.HCM là hạt nhân.

    Hiện tại, TP.HCM đang phối hợp với nhiều tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hoặc một chiến lược phát triển dài hơi cho vùng đô thị trung tâm, bao gồm TP.HCM và vùng phụ cận như huyện Đức Hòa, Cần Giuộc (Long An), Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương), thành phố Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

    Với quy hoạch đó, trước hết để kết nối TP.HCM với Long An, những hạng mục hạ tầng giao thông quan trọng như hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không trong vùng song song với hệ thống đường vành đai và các tuyến cao tốc kết nối từ trung tâm thành phố tới các tuyến quốc lộ và các tỉnh, thành đang dần được hình thành.

    Được biết, từ năm 2016 tỉnh Long An đã và đang thực hiện Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm. 

    Bên cạnh những công trình giao thông được thực hiện bằng nguồn ngân sách, nhiều dự án hạ tầng giao thông đang trong quá trình triển khai, có không ít nhà đầu tư, DN quan tâm. 

    Điển hình như dự án ĐT833B (đoạn từ QL1 đến sông Vàm Cỏ Đông), ở dự án thành phần 2, ĐT830B đoạn từ ĐT833B đến Hương lộ 17 dự kiến thay thế dự án ĐT833B (đoạn từ ĐT830B đến sông Vàm Cỏ Đông, chưa thi công). Theo dự kiến, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 và chi phí giải phóng mặt bằng cho cả 2 giai đoạn dự kiến 116,5 tỉ đồng. 

    Nằm trong quy hoạch thành vùng đô thị trung tâm TP.HCM, nhiều tuyến dự án đường cao tốc lớn kết nối Long An với nhiều tỉnh, thành khác đã được phê duyệt hoặc hoàn tất mang đến những cơ hội lớn về phát triển kinh tế cho địa phương và khiến giá bất động sản tăng mạnh trong thời gian qua.

    Cuối năm 2014, tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành – dự án trọng điểm Quốc gia đi qua địa bàn các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai.TP HCM, Long An và Đồng Nai đã chính thức được khởi công.

    Dự kiến sau khi hoàn thành vào cuối năm 2018, tuyến cao tốc này sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP.HCM, kết nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc – quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, Sao Mai Bến Đình và với sân bay quốc tế Long Thành, rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

    Song song đó, Long An cũng thừa hưởng giá trị của các dự án hạ tầng lớn kết nối với lõi đô thị TP.HCM. Có thể kể đến như dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo thành đường 6 làn xe thông với Khu Công nghiệp Long Hậu, tuyến Metro số 4 nối quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận, quận 1, quận 4, quận 7 và Khu Đô thị cảng Hiệp Phước.

    Thêm vào đó, tuyến đường Lê Văn Lương sẽ được mở rộng 30m trong thời gian sắp tới để nối quận 7 và Cần Giuộc - Long An, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 22, nâng cấp và mở rộng Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 9... đi qua các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc. 

    Tuyến đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức- Hiệp Phước đang chuẩn bị khởi công xây dựng. Chiều dài toàn tuyến khoảng 35,8km, đi qua các địa phương gồm tỉnh Long An dài 32km (huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc), TP.HCM dài 3,8km đi qua huyện Nhà Bè.

    Mới đây nhất, UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa việc xây dựng một làm đường song hành với quốc lộ 50 bổ sung vào quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

    Theo quy hoạch, điểm đầu của tuyến đường mới sẽ kết nối với dự án nối đường Phạm Hùng hiện hữu với cầu Kênh Cây Khô (đoạn tuyến dài khoảng 800m), tại xã Phước Lộc - huyện Nhà Bè (TP.HCM), điểm cuối sẽ kết nối với Quốc lộ 50 tại lý trình Km12+600 (ngã tư Tân Kim, xã Tân Kim - huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).

    Tuyến đường sẽ có tổng chiều dài tuyến khoảng 8,6km, khi hoàn thành khơi dậy tiềm năng của vùng hạ Long An gồm các huyện: Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành.

    Quan trọng hơn hết, mới đây, TP.HCM vừa làm việc với các tỉnh, thành trong vùng về việc điều chỉnh lại hướng tuyến xây dựng tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, có tổng vốn đầu tư đến 5 tỷ USD.  Tuyến đường sắt này đi qua địa bàn TPHCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ với điểm đầu là ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TPHCM) và điểm cuối là ga Cái Răng (phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ).

    Theo đó, đối với địa phận TPHCM, UBND TP.HCM đề nghị giữ nguyên hướng tuyến từ ga lập tàu An Bình, tỉnh Bình Dương đến ga Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TPHCM; từ ga Tân Kiên, tuyến đi song song đường Tân Tạo - Chợ Đệm, tuyến vượt qua Rạch Tam, sông Chợ Đệm và nút giao Chợ Đệm của dự án đường bộ cao tốc TPHCM - Trung Lương, tuyến rẽ phải và đi song song với tuyến đường bộ cao tốc TPHCM - Trung Lương.

    Đối với địa phận tỉnh Long An, tuyến tiếp tục đi trên cao song song tuyến đường bộ cao tốc TPHCM - Trung Lương, vào ga Thanh Phú (là ga kết nối với nhánh đường sắt ra cảng Hiệp Phước), tuyến đi trên cao vượt qua nút giao Bến Lức và sông Vàm cỏ Đông. Tuyến tiếp tục đi vượt qua khu vui chơi giải trí Happy Land và đi song song với tuyến đường bộ cao tốc vào ga Tân An. Ra khỏi ga Tân An, tuyến vượt qua sông Vàm cỏ Tây, Quốc lộ 62 và đi hết địa phận tỉnh Long An.

    Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nhìn vào một mạng lưới hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư một cách mạnh mẽ như trên, sẽ là động lực để thị trường bất động sản của tỉnh này tăng trưởng trong tương lai gần. Vì vậy, so với khu vực TP.HCM, thị trường đất nền, nhà phố tỉnh Long An không xảy ra tình trạng "sốt" hay tăng giá đột biến nhưng vẫn đang thu hút nhiều nhà đầu tư.

    Hiện tại, Long An đã có rất nhiều dự án lớn, từ 300 ha đến trên 1.000 ha, được chủ đầu tư thực hiện, như dự án khu đô thị sinh thái Nam Long tại Bến Lức với trên 380 ha, dự án Khu đô thị Sinh thái Năm Sao của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao tại Cần Giuộc có diện tích quy hoạch trên 419 ha, dự án Happy Land của Khang Thông với diện tích trên 1.200 ha… 

    Hay tại huyện Bến Lức, Công ty SeaHoldings hiện cũng đang phát triển một dự án với tên gọi Lago Centro. Dự án rộng 13ha với 700 lô nền nhà phố thương mại, nhà liên kế và biệt thự song lập, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho cộng đồng cư dân đang làm việc tại các khu vực vùng cận thành phố, đặc biệt là nơi lý tưởng cho giới chuyên gia thường xuyên công tác tại đây. Được biết, không như những dự án phân lô bán nền thông thường, Lago Centro được thiết kế hiện đại hoàn chỉnh với đầy đủ công năng như cổng chào dự án, trường tiểu học, trung tâm y tế cộng đồng, khu phức hợp thể thao, với điểm nhấn đặc biệt là hồ cảnh quan. 

    Đặc biệt, trong thời gian tới cùng với sứ góp mặt của những tên tuổi lớn như Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Vingroup, Trường Hải, Nguyễn Kim, T&T với nhiều dự án khu đô thị rộng hàng trăm hecta... được dự báo sẽ khiến thị trường BĐS Long An ngày càng sôi động. 

    Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, quy mô thị trường bất động sản TP.HCM hiện nay đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính của thành phố và đã có tính lan tỏa rộng ra, đặc biệt là tại các huyện thuộc các tỉnh giáp ranh TP và tại Cần Giuộc, Long An là một điển hình.

    "Một trong những lợi thế lớn của Long An là vị trí cửa ngõ TP.HCM, nối liền với vùng ĐBSCL. Đây cũng là 1 trong 7 địa phương nằm trong quy hoạch vùng TP.HCM, có hệ thống giao thông thuận tiện với các tuyến đường Vành đai 3, cao tốc Trung Lương - TP.HCM; chưa kể cao tốc Bến Lức - Long Thành nối với sân bay quốc tế Long Thành sắp hoàn thành, và cao tốc nối với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ xây dựng trong tương lai…sẽ giúp thu hút lượng lớn vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS trong tương lai rất gần", ông Phan Công Chánh, Chuyên gia BĐS cá nhân, cho biết thêm.

    (Kỳ 2: BĐS vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành "cơn sốt" mới của giới địa ốc)

    Nam Phong

    Theo Trí thức trẻ https://www.evernote.com/shard/s483/sh/417e54c0-8a63-45d2-b7a4-5bc647c63ede/dbd9441c589092744bd474af25505d11


  • Thị trường bất động sản phụ thuộc lớn vào tín dụng ngân hàng, lộ trình "siết" tín dụng bất động sản đang thực sự gây quan ngại.

    Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giãn lộ trình “siết” sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 40% từ đầu năm 2019, thay vì đầu năm 2018 như quy định tại Thông tư 06/2017/TT-NHNN, song mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) có kiến nghị NHNN cho phép các ngân hàng được sử dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tối đa 45% trong năm 2019.

    Cùng với kiến nghị trên, Chủ tịch HoREA, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, việc siết vốn nói trên là chưa cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ổn định của thị trường bất động sản.

    Lý lẽ ông Châu đưa ra là, không chỉ doanh nghiệp bất động sản cần nguồn vốn vay trung, dài hạn từ ngân hàng để hoạt động kinh doanh, mà ngay cả vốn huy động trước từ khách hàng cũng có phần không nhỏ từ vốn vay ngân hàng.

    Kiến nghị trên của HoREA đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, phần lớn ý kiến cho rằng, việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 40% từ đầu năm 2019 để hạn chế dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản là cần thiết.

    Bởi một trong những rủi ro mà các ngân hàng vẫn phải đối mặt là vấn đề thanh khoản khi nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn và phải bù đắp trong việc cho vay trung, dài hạn.

    Trong khi đó, dư nợ cho vay, nhất là với vốn cho vay trung, dài hạn không dễ thu hồi và nợ có khả năng mất vốn đang tăng.

    Mặt bằng lãi suất tiền gửi tăng lên gần đây, nhất là kỳ hạn dài cũng xuất phát từ việc tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của một số ngân hàng đã chạm ngưỡng cho phép nói trên nên phải tái cơ cấu  kỳ hạn nguồn vốn.

    Vì vậy, dù tỷ lệ cho vay bất động sản của các nhà băng còn ở mức thấp, song theo các chuyên gia, vẫn cần kiểm soát chặt dòng vốn vào lĩnh vực này. Điều này Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã có chỉ đạo các tổ chức tín dụng.

    Thống kê từ báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, tỷ lệ cho vay bất động sản ở hầu hết các nhà băng đang có xu hướng giảm và đa số duy trì tỷ lệ này dưới 7%. Chỉ một số ngân hàng có tỷ lệ cho vay bất động sản từ 10 - 12%.

    Cụ thể, cho vay bất động sản tại Kienlongbank cuối tháng 6 là 3.263 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng dư nợ. Hay Sacombank đến cuối tháng 6/2018 có hơn 42.000 tỷ đồng dư nợ cho vay các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, chiếm 17% tổng dư nợ; trong đó, chủ yếu là cho vay các hoạt động kinh doanh bất động sản.

    Số liệu do NHNN công bố cho biết, tỷ lệ tín dụng bất động sản trên tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế cuối tháng 6/2018 chỉ ở mức khoảng 7,5%.

    Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay bất động sản trên tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế thực chất là bao nhiêu vẫn còn nhiều tranh cãi.

    Trong đó, không ít ý kiến cho rằng, cho vay bất động sản ở các ngân hàng hiện nay đang “núp bóng” một phần không nhỏ dưới hình thức cho vay tiêu dùng, tỷ lệ cho vay bất động sản có thể còn cao hơn nhiều so với mức mà các nhà băng công bố.

    Trên thực tế, cho vay mua nhà dưới hình thức tín dụng tiêu dùng đang tăng trưởng rất nhanh trong vài năm trở lại đây. Vì thế, có kiến nghị xếp các khoản vay mua, sửa nhà vào tín dụng bất động sản.

    Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, ở Mỹ, tín dụng tiêu dùng được định nghĩa là hình thức tín dụng phục vụ mục đích chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình, giúp người tiêu dùng trang trải các nhu cầu của cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du học, y tế…

    Tại Việt Nam, số liệu cho thấy, hoạt động cho vay tiêu dùng vào khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (năm 2017), chiếm 18% trong tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

    Trong số này, có tới 53% các khoản vay là mua nhà và sửa chữa nhà ở, như vậy tín dụng cho tiêu dùng thực tế chỉ chưa đến 550.000 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, ông Lực cho rằng, khi đã xếp tín dụng mua nhà và sửa chữa nhà ở sang nhóm bất động sản thì cũng phải bóc tách, xem xét kỹ hơn Thông tư 02 về phân loại nhóm nợ và Thông tư 36 tính trọng số cho vay bất động sản, vì cho vay mua, sửa nhà có rủi ro thấp.

    Siết tín dụng bất động sản, theo nhiều chuyên gia tài chính, là xu hướng dài hạn của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

    Cần phát triển các nguồn vốn khác cho thị trường bất động sản, thay vì chỉ phụ thuộc vào tín dụng từ ngân hàng, để tránh rủi ro cho hệ thống tín dụng cũng như toàn nền kinh tế.

    Nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết đã có chủ trương nói “không” trong việc cung ứng tín dụng cho chủ đầu tư kinh doanh bất động sản, mà tập trung vào cho vay cá nhân mua căn hộ. Trong đó, phải kể đến các ngân hàng như Vietcombank, ACB.

    Trong năm nay, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%, đồng thời yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng và hạn chế cho vay vào các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán.

    NHNN cũng nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 150% lên 250% và hạ tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 45% và xuống 40% vào đầu năm tới.

    Đây là biện pháp trực tiếp nhằm kiểm soát tín dụng bất động sản, nơi cần nguồn vốn trung và dài hạn rất lớn.

    Vân Linh Goolge Map https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1CS-1OAE8zKtmqfp60Eknq0sbeQTZnRTs


  • Nhận định về thị trường địa ốc Tp.HCM, giới chuyên gia cho rằng: "Bất động sản quận 1 sẽ ngày càng đắt giá, thu hút dòng tiền của nhóm khách hàng đầu tư lẫn nhóm đối tượng có nhu cầu để ở. Đặc biệt, sau khi thông tin không phát triển các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng đến năm 2020 tại quận 1 và quận 3 được công bố vào 07/2018.

    Sức hút chưa bao giờ hạ nhiệt

    Đối với bất động sản, vị trí là yếu tố được người mua quan tâm hàng đầu, nhất là các dự án ở trung tâm thành phố, nơi có sự hậu thuẫn cơ sở hạ tầng, dịch vụ đầy đủ, dân trí cao và giao thông thuận lợi. Tuy nhiên, khi quỹ đất dành cho các dự án tại trung tâm Sài Gòn ngày càng thu hẹp thì giá trị các dự án ở khu vực này ngày càng trở nên đắt giá.

    Theo đánh giá từ giới phân tích thị trường, hiện nay độ nóng của thị trường bất động sản quận 1 đang tăng mạnh trước thông tin thành phố ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc trục giao thông công cộng lớn thay vì ở các quận trung tâm. Cụ thể, tại quận 1 sẽ không phát triển thêm các dự án nhà ở cao tầng mới cho đến năm 2020.

    Lý giải về sức nóng tại quận 1, các chuyên gia kinh tế cho biết thêm ngoài vấn đề đây là trung tâm tài chính lớn nhất của cả nước, thu hút rất nhiều người nước ngoài đến làm việc, sinh sống, du lịch. Việc nhiều dự án lớn đang xây dựng cũng góp phần không nhỏ kích giá nhà và mặt bằng kinh doanh tăng cao.

    Giám đốc kinh doanh nhà ở Savills TP HCM, ông Nguyễn Khánh Duy cho biết, một căn hộ sang trọng tọa lạc tại trung tâm thành phố có giá khoảng 115,3 triệu đồng mỗi m2 (xấp xỉ 5.000 USD). Theo ông Duy, trong vòng 3 - 5 năm tới, thị trường căn hộ hạng sang TP HCM hứa hẹn sẽ có nhiều chuyển biến mới tích cực. Hiện nay nguồn cầu bất động sản cao cấp và hạng sang ngày càng tăng và đã cao hơn nguồn cung hiện hữu

    Nhìn vào tổng thể thị trường, “cuộc chiến” săn quỹ đất tại quận 1 đang ở giai đoạn khốc liệt nhất. Đặc biệt, dự án phân khúc hạng sang ở khu vực này đang được nhiều người “săn tìm”, do nhu cầu ở tại khu vực trung tâm luôn cao. Tuy nhiên, cơ hội không phải đã hết với các nhà đầu tư.

    Cơ hội cuối cùng cho các nhà đầu tư

    Anh Văn Anh – Một chuyên gia mô giới lâu năm cho biết: “Ngay sau khi có thông tin về việc không xây dựng thêm dự án cao tầng mới tại khu vực trung tâm, khách hàng của tôi ráo riết tìm mua các dự án tại bất động sản tại đây vì vừa không mất giá, vừa khai thác được lợi nhuận cao và đều đặn. Trong đó D1MENSION nhận được số lượng tìm mua nhiều hơn cả vì hội tụ nhiều yếu tố đảm bảo giá trị gia tăng bền vững như vị trí đắt giá, dịch vụ tiện ích cao cấp, chủ đầu tư danh tiếng, đơn vị quản lý hàng đầu thế giới. Đặc biệt, dự án này lại đang có chính sách thanh toán rất có lợi cho người mua.”

    Ngay sau khi mới ra mắt, D1MENSION đã trở thành tâm điểm thu hút với các nhà đầu tư. Bởi ngoài vị trí kết nối thuận lợi khi nằm trên Đại lộ Võ Văn Kiệt, đại lộ lớn nhất Sài Gòn với 6 làn xe rộng và giao thông thoáng đãng; dự án còn được trang bị tổ hợp tiện ích đẳng cấp trên không nầng tầm giá trị sống như: hồ bơi đáy kính và phòng tập thể dục trên không, sảnh rượu và cigar dành cho quí ông hay Hồ Jacuzzi, quầy Bar bên hồ bơi dành cho quí cô ; hơn thế nữa, mỗi căn hộ sở hữu trang thiết bị từ thương hiệu nội thất hàng đầu Châu Âu như thiết bị bếp từ Pháp De Dietrich; thiết bị vệ sinh Armani Roca Tây Ban Nha hay sàn Đá Cẩm Thạch.

    Tuy vậy, điểm mạnh khác biệt của dự án D1MENSION khi giới thiệu mô hình Branded Residences (Căn hộ có thương hiệu Quốc Tế) vốn vẫn còn rất lạ lẫm tại Việt Nam thì mô hình này đã được vận dụng vào dự án như quân bài chiến lược của chủ đầu tư CapitaLand. Nhằm mang đến những giá trị đặc quyền cho các dự án căn hộ nhờ chất lượng quản lý, các dịch vụ riêng biệt và sự bảo toàn cũng như gia tăng giá trị bất động sản theo thời gian đến từ đơn vị quản lý khu căn hộ dịch vụ cho thuê có thương hiệu The Ascott Limited – một trong những tập đoàn quản lý, vận hành-sở hữu căn hộ dịch vụ lớn nhất thế giới.

    Nhằm đưa ra những giải pháp tài chính phù hợp với từng đối tượng khách hàng và nhà đầu tư, mới đây chủ đầu tư dự án D1MENSION đã công bố áp dụng chính sách bán hàng với ưu đãi đặc biệt chưa từng có, dành riêng cho khách hàng mua căn hộ tại dự án.

    Đáng chú ý, khách hàng chỉ cần thanh toán 50% giá trị căn hộ cho tới thời điểm nhận thông báo bàn giao nhà (Quý I.2019). Ngoài ra, khách hàng đặt mua đợt này còn nhận được Quà “Tân Gia” “khủng” từ chủ đầu tư CapitaLand lên tới 1 tỷ đồng.

    Như vậy, so với chính sách bán hàng được áp dụng trước đó, các khách hàng được hưởng lợi hơn. Nói cách khác, khách hàng sẽ có thêm thời gian để thu xếp tài chính, cũng như tận dụng dòng tiền để tối ưu hóa lợi nhuận của mình.

    Với tổng số 102 căn hộ có thương hiệu được đầu tư từ hạng mục bàn giao cho đến hàng loạt những tiện ích sống đẳng cấp, số lượng căn hộ cho đợt bán hàng lần này chỉ còn số lượng có hạn. Điều đó càng chứng minh tính thanh khoản cao cũng như chứng minh được chất lượng công trình, sức hút mạnh tới phía khách hàng. Với uy tín lâu năm và hàng loạt những dự án tạo nên tên tuổi CapitaLand, khách hàng có thể yên tâm về tính pháp lý, cam kết trao sổ đỏ lâu dài giúp gia chủ yên tâm khi được tận hưởng hệ thống tiện ích đẳng cấp, kinh doanh buôn bán cũng như sở hữu những giá trị sinh lời bền vững từ căn hộ hạng sang này.

    A.D

    Theo Trí thức trẻ Goolge Map https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1CS-1OAE8zKtmqfp60Eknq0sbeQTZnRTs





    Follow this section's article RSS flux