• Trúng đấu giá đất công khai, đã nộp đủ toàn bộ số tiền trúng đấu giá hàng trăm tỉ đồng nhưng nhiều tháng qua vẫn chưa được giao đất thực hiện dự án, khiến doanh nghiệp lâm vào cảnh thiệt hại nghiêm trọng.

     

    “Méo mặt” vì trúng đấu giá đất

     

    Tình cảnh éo le này là trường hợp của Công ty TNHH MTV VIPICO (Công ty VIPICO) ở khu đô thị Văn Quán, Q.Hà Đông, Hà Nội. Anh Đặng Quốc Việt, đại diện Công ty VIPICO, cho biết nhiều tháng qua đã không ít lần gửi đơn thư cầu cứu khẩn cấp đến HĐND TP.Đà Nẵng, Thường trực Thành ủy, UBND TP.Đà Nẵng cùng nhiều cơ quan ban ngành nhưng vẫn chưa được xem xét giải quyết giao đất cho doanh nghiệp (DN) triển khai dự án. Theo đơn kêu cứu lãnh đạo Công ty VIPICO gửi UBND TP.Đà Nẵng ngày 13.9.2018, tháng 6.2017, đơn vị này tham gia đấu giá lô đất số A20, đường Võ Văn Kiệt, P.An Hải Tây, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng với diện tích 11.487 m2 do Trung tâm phát triển quỹ đất TP.Đà Nẵng tổ chức. Trong đó, phần diện tích giao đất ở, thời hạn 50 năm là 7.658 m2; phần diện tích thuê đất theo hình thức trả tiền một lần, thời hạn 50 năm, mục đích sử dụng là đất thương mại dịch vụ rộng 3.829 m2. Tại buổi đấu giá có 5 DN tham dự, giá khởi điểm là 36 triệu đồng/m2, Công ty VIPICO đã trúng đấu giá với mức cao nhất là 56,8 triệu đồng/m2, tổng số tiền là gần 653 tỉ đồng, cao hơn DN bỏ giá cao thứ 2 khoảng 110 tỉ đồng.

     

    Ngày 28.7.2017, UBND TP.Đà Nẵng có quyết định công nhận Công ty VIPICO là đơn vị trúng đấu giá. Đến ngày 21.9.2017 Cục Thuế TP.Đà Nẵng có thông báo do ông Lưu Đức Sáu, Phó cục trưởng ký thể hiện Công ty VIPICO phải nộp tiền thuê đất và nộp tiền sử dụng đất cho lô A20 với tổng số tiền là gần 653 tỉ đồng, chia làm 2 đợt, mỗi đợt đóng 50%. Đợt 1 vào ngày 20.10.2017, đợt 2 vào ngày 19.12.2017, nếu chậm nộp sẽ bị xử lý chậm nộp theo luật Quản lý thuế.

     

    Ngày 20.10.2017, Công ty VIPICO đã nộp 50% số tiền nêu trên. Do rơi vào thời điểm cuối năm tài chính, biết trước khó khăn về dòng tiền nên ngày 22.11.2017 và 17.12.2017, Công ty VIPICO lần lượt có đơn gửi UBND TP.Đà Nẵng xin giãn thời hạn nộp tiền đợt 2 và được trả lời sau đó là sẽ lấy ý kiến Bộ Tài chính trước khi trả lời. Ngày 9.2.2018 Công ty VIPICO đã nộp hoàn tất số tiền 50% còn lại và nộp đủ tiền phạt nộp chậm 52 ngày. Dù vậy, đến nay Công ty VIPICO vẫn chưa được giao đất để triển khai dự án.

    Nhiều bộ, ngành vào cuộc vẫn chưa giải quyết được

     

    Ngoài các cơ quan ở Đà Nẵng, đại diện Công ty VIPICO cũng gửi đơn, thư đến Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) với mong muốn sớm được giao đất làm dự án.

     

    Theo hồ sơ, nhùng nhằng trong việc chậm giao đất cho DN là viện dẫn theo quy định tại Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 15.1.2015 của UBND TP.Đà Nẵng. Cụ thể, ngày 12.10.2017, Cục Thuế TP.Đà Nẵng gửi Thông báo số 3545/TB-CT điều chỉnh nội dung Thông báo số 5548/TB-CT ngày 21.9.2017 có ghi “Quá thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp tiền sử dụng đất không nộp đủ tiền vào ngân sách nhà nước thì hủy kết quả đấu giá và thu hồi tiền cọc nộp ngân sách thành phố theo quy định tại Quyết định 01/2015/QĐ-UBND ngày 15.1.2015 của UBND TP.Đà Nẵng”. Tuy nhiên, trong một số văn bản của Sở TN-MT TP.Đà Nẵng, UBND TP.Đà Nẵng, Ban Cán sự Đảng UBND TP.Đà Nẵng… đều thể hiện quan điểm của một số sở, ngành của TP.Đà Nẵng (Sở TN-MT, Sở Tư pháp...) cho rằng, việc hủy kết quả đấu giá lô đất A20 là chưa có cơ sở thực hiện do Quyết định 01/2015/QĐ-UBND ngày 15.1.2015 của UBND TP.Đà Nẵng đã hết hiệu lực từ ngày 1.7.2017.

     

    Cũng về vấn đề này, đầu tháng 1.2018, UBND TP.Đà Nẵng có văn bản xin ý kiến Bộ Tài chính và được ông Phi Vân Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính trả lời: Trường hợp nộp chậm so với quy định tại thông báo của cơ quan thuế thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật quản lý thuế, không thuộc trường hợp bị hủy kết quả đấu giá đất.

     

    Giữa tháng 8 vừa qua, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN-MT cũng có văn bản do ông Đào Trung Chính, Phó tổng cục trưởng ký hướng dẫn Sở TN-MT TP.Đà Nẵng nêu: Trường hợp Công ty VIPICO trúng đấu giá lô đất A20, đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì Sở TN-MT TP.Đà Nẵng trình UBND TP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất đối với diện tích đất thuê, tổ chức giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận theo quy định cho DN thực hiện dự án. “Đề nghị Sở TN-MT TP.Đà Nẵng sớm giải quyết để bảo đảm quyền lợi của DN theo quy định của pháp luật”, văn bản do Tổng cục Quản lý đất đai nêu.

     

    Nhưng đến nay, dù nhiều lần gửi đơn thư, Công ty VIPICO vẫn chưa được UBND TP.Đà Nẵng giao đất thực hiện dự án. Đại diện Công ty VIPICO cho biết, sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, DN đã chủ động hoàn thành các công việc chính cho công tác chuẩn bị đầu tư: Thỏa thuận xong độ tĩnh không với Cục Tác chiến; hoàn thành thiết kế, đàm phán xong với nhà thầu thi công… Nếu thủ tục bàn giao đất vẫn bị kéo dài thời gian như hiện nay thì DN sẽ đối diện nguy cơ phá sản, nợ nần, vì trúng đấu giá đất tại Đà Nẵng.

     

    Theo báo thanh niên


  • Sau khi Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận đầu tư sân bay Lộc An cùng nhiều dự án nghỉ dưỡng cạnh Khu du lịch Bình Châu, thị trường bất động sản (BĐS) nơi đây bắt đầu nóng lên.

    Sân bay mới chấp thuận đầu tư, giá đất đã đua nhau tăng

    Sau sân bay Long Thành (Đồng Nai) gây sốt giá đất nhiều năm qua, nay đến lượt sân bay Lộc An (Bà Rịa - Vũng Tàu) biến khu vực này thành những mảnh đất “vàng”, giá tăng từng ngày.

    Dự kiến sân bay Lộc An giao Công ty TNHH Hồ Tràm làm chủ đầu tư xây dựng trên diện tích 244,33 ha với vốn đầu tư lên đến 4.250 tỉ đồng. Trong đó, 47,55 ha thuộc xã Lộc An và 196,78 ha thuộc xã Láng Dài, H.Đất Đỏ.


    Chỉ sau khoảng 6 tháng thông tin UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận xây dựng sân bay Lộc An rò rỉ ra ngoài, thị trường BĐS nơi đây lập tức chuyển động. Hàng loạt dự án BĐS khủng rục rịch khởi công, nhà đầu tư âm thầm đổ về săn quỹ đất.

    Hiện những ai đến khu du lịch Bình Châu sẽ không khỏi giật mình trước các resort, khách sạn luôn rơi vào cảnh “cháy”. Theo một nhân viên khu du lịch Bình Châu, khách muốn có phòng ở đây phải đặt trước ít nhất một tuần. Khách đi theo đoàn phải đặt trước nửa tháng. Phần lớn khách hàng là nhà đầu đi khảo sát thị trường BĐS. Các khu nghỉ dưỡng: Hodota Resort, Irelax Bangkok... (Bình Thuận) cũng rơi vào cảnh tương tự.

    Ghi nhận chúng tôi cho thấy, thị trường BĐS ở đây cũng nhảy múa, tăng giá liên tục. Trước đây, gần khu du lịch Bình Châu giá chỉ khoảng 400 - 500 triệu đồng/nền 100 m2 thì nay tăng thêm từ 100 - 200 triệu đồng/nền. Các khu nghỉ dưỡng, resort giá còn tăng nhiều hơn.


    Thấy gì từ Trung tâm du lịch mới?

    Thị trường nóng lên, nhà đầu tư đua nhau đổ về đón “sóng” thị trường, rất nhiều dự án cũng đua nhau “mọc” lên, chiếm lĩnh thị trường.

    Nhìn vùng đất hoang vu, vắng lặng ở đây với vài khu du lịch nghỉ dưỡng đang hoạt động, ít ai biết khu vực này đang diễn ra cuộc đua sóng ngầm. Cách khu du lịch Bình Châu khoảng 500 m, hàng loạt dự án đã được các tập đoàn ầm thầm xí đất, khởi công như: Khu du lịch Quế My; Khu du lịch Hải Thuận; Khu du lịch Hương Hải; Khu du lịch nghỉ dưỡng Đức Tâm; dự án Sun Resort Vina; Khu đô thị Seaway Bình Châu... Các dự án đều có quy mô từ vài chục đến gần 100 ha.

    Điển hình, dự án Khu đô thị biển Seaway Bình Châu do Công ty CP Trường Phát Investment phát triển mới lộ thông tin ra ngoài, lập tức nhiều nhà đầu tư từ TP.HCM và các tỉnh lân cận tìm đến. Dự án khoảng 11 ha được đầu tư theo tiêu chuẩn nhà phố nghỉ dưỡng, đầy đủ dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp.

    “Dự kiến sắp tới nơi đây sẽ là Trung tâm du lịch mới khu vực miền Đông Nam Bộ với rất nhiều dự án tầm cỡ hình thành nên chúng tôi muốn tạo ra sản phẩm đẳng cấp nhưng khác biệt, tạo dấu ấn riêng trong khu vực” - ông Trần Văn Dũng - Giám đốc phát triển dự án Công ty cổ phần Trường Phát Investment chia sẻ.

    Theo các chuyên gia kinh tế, nơi đây được xem là khu vực giao nhau giữa các tỉnh, thành phát triển mạnh về du lịch gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đông. Bên cạnh đó, khu vực này đang tập trung đông đảo các cảng cá, cảng hàng hóa rất năng động và quỹ đất được nhà đầu tư rất quan tâm. Sắp tới khu vực này sẽ có thêm sân bay, nên việc các cơ quan chức năng chọn nơi này phát triển thành Trung tâm du lịch mới khu vực miền Đông Nam Bộ là hoàn toàn phù hợp.

    Xem thêm đất nền bà rịa vũng tàu https://tinyurl.com/yb6z796z - https://v.gd/xzTzxM - https://is.gd/qjKRxW

    Theo báo thanh niên


  •  Chều nay, ngày 4/10 Công ty tư vấn CBRE đã tổ chức họp báo về thị trường BĐS Hà Nội quý 3/2018. Theo đó, phân khúc căn hộ hoạt động không mấy khả quan trong quý 3/2018. 

     

     

     

    Cụ thể, trong quý 3/2018, Hà Nội có gần 5.000 căn hộ chung cư được chào bán từ 24 dự án trên toàn thành phố, giảm khoảng 24% so với quý trước. Cùng đó, lượng thanh khoản đạt khoảng 4.300 căn hộ, cũng giảm khoảng 27% so với quý 2/2018.

     

    Lý giải về điều này, Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE chi nhánh Hà Nội cho rằng theo quy luật, quý 3 là thời điểm mà doanh số bán hàng không cao bởi có 7 âm lịch và tâm lý của nhiều khách hàng kiêng mua nhà trong tháng này.

     

    "Bên cạnh đó, nhiều khách hàng muốn chờ đợi các dự án lớn sẽ mở bán vào những tháng cuối năm để có thêm lựa chọn. Điều này làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và chủ đầu tư vì thế cũng ém dự án để chờ tung hàng vào thời điểm cuối năm", bà An cho biết.

     

    Tuy nhiên, cũng theo đại diện CBRE mặc dù lượng giao dịch không nhiều nhưng lượng đặt chỗ ở các dự án lớn chuẩn bị được mở bán vẫn gia tăng. Điều này cho thấy thị trường vẫn đang nhận được sự quan tâm của người mua.

     

    Theo báo cáo của CBRE, mức giá thứ cấp trung bình là 1.118 USD/m2, biến động từ 0,1% đến 1,5% theo quý. Một số dự án vừa hoàn thiện có quy mô và đầy đủ tiện ích có mức tăng 3-5%. CBRE dự báo giá bán sơ cấp các căn hộ ở Hà Nội sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới.

     

    Về nguồn cung tương lai, CBRE cho biết quý cuối của năm 2018, thị trường bất động sản Hà Nội dự kiến sẽ được bổ sung nguồn cung lớn từ các dự án trung có quy mô lớn như Vincity Ocean Park, Vin City Tây Mỗ Đại Mỗ. Nguồn cung từ phân khúc trung cấp tiếp tục duy trì vị trị dẫn đầu trên thị trường với con số dự kiến chiếm khoảng hơn 60% tổng nguồn cung chung cư chào bán năm 2018 tại Hà Nội.

     

    Đặc biệt, CBRE cũng cho biết thị trường nhà ở Hà Nội cho thấy xu hướng mở rộng ra ngoài khu vực trung tâm với các dự án mới ở huyện Thanh Trì và Hoài Đức. Khu vực phía Đông thời gian trước nguồn cung không phổ biến bằng nhưng càng ngày càng gia tăng hơn ở các khu vực khác. Quỹ đất khu vực phía Đông vẫn rất dồi dào. Phân khúc trung cấp vẫn có nhu cầu lớn nhất trong khi phân khúc hạng sang còn khá ít.

     

    Lan Nhi

     

    Theo Trí thức trẻ


  •  Với lợi thế gần 100km bờ biển đẹp, Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư phát triển BĐS tầm cỡ tìm đến, trong đó có nhiều dự án có số vốn đăng ký cả tỷ USD. 

     

    Báo cáo từ các sở, ngành của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gần đây cho thấy, qua rà soát hiện trạng thực tế và các quy hoạch đang thực hiện thì các khu vực ven biển (đảo Gò Găng, khu vực Sông Cá Sảo, khu vực biển Long Hải, khu vực Tây Nam Bà Rịa, khu đảo Long Sơn…) rất thuận tiện cho việc lập các dự án theo các quy hoạch chuyên ngành phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. 

     

    Tuy nhiên, các khu vực này chưa được đầu tư phát triển để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có. Bên cạnh đó, nhiều năm qua dọc bờ biển của tỉnh có nhiều dự án nghỉ dưỡng đăng ký đầu tư hoặc đã cấp giấy chứng nhận đầu tư với quỹ đất lớn nhưng không triển khai. 

     

    Nguyên nhân chính là do nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực đáp ứng trong quá trình triển khai dự án, do vậy một số dự án quy mô đất lớn đang bị bỏ hoang. Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chuyên môn tiến hành rà soát, lập danh sách các dự án buộc phải thu hồi để chào mời gọi nhà đầu tư mới.

     

    Do đó, gần đây đã có nhiều nhà phát triển BĐS tầm cỡ trong và ngoài nước đã quan tâm đầu tư. Nói về việc dòng vốn đang đổ mạnh vào địa phương, ông Mai Trung Hưng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết có lẽ nhận diện được tiềm năng phát triển thực sự của Bà Rịa-Vũng Tàu, thời gian qua địa phương đã chứng kiến cuộc đổ bộ ồ ạt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với dòng vốn lên đến hàng tỷ USD.

     

    Điển nhìn như mới đây, UBND tỉnh đã chấp thuận cho Công ty TNHH Hồ Tràm xây dựng sân bay Lộc An, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không phục vụ khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm. Diện tích dự kiến xây dựng sân bay 244,33ha. Trong đó 47,55ha thuộc địa phận xã Lộc An và 196,78ha thuộc xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ. Kinh phí khoảng 4.250 tỷ đồng.

     

    Ngoài ra, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn cho phép xây dựng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí phức hợp Hồ Tràm, với diện tích 164ha tại huyện Xuyên Mộc với tổng số vốn đăng ký 4,23 tỷ USD, có kinh doanh casino...

     

    Để khai thác sử dụng hợp lý tiềm năng khu vực ven biển, Sở Xây dựng cũng vừa đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương lập kế hoạch quản lý, khai thác hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ven biển trên cơ sở lồng ghép giữa quy hoạch xây dựng và các quy hoạch xây dựng chuyên ngành khác.

     

    Ông Hưng cho rằng địa phương rất có tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng so với nhiều tỉnh thành khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, do tỉnh sở hữu gần 100km đường bờ biển, nhiều vùng núi cao đẹp nhưng hơn mười năm qua nhiều dự án lớn "rót" vốn vào đây vẫn chưa thành hiện thực như cam kết.

     

    Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang thực hiện lại điều chỉnh quy hoạch chung của tỉnh đến năm 2050, kêu gọi đầu tư nhiều dự án du lịch - nghỉ dưỡng lớn đã bị thu hồi trước đây do nhà đầu tư không đủ năng lực triển khai. Nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn như Vingroup, Sun Group, Novaland, Hưng Thịnh Corp, Tuần Châu, Tiến Phước... cũng đang làm việc với tỉnh để tìm hiểu những khu vực có thể đầu tư dự án mới.

     

    Đặc biệt, ông Hưng cho biết  khu vực Bãi Trước của TP. Vũng Tàu được xem là vị trí đắc địa và có giá trị lịch sử phát triển lâu đời của tỉnh. Do vậy, tỉnh cũng đang cân nhắc việc kêu gọi các dự án đầu tư vào khu vực ven biển này. "Tỉnh đang tiến hành thực hiện điều chỉnh quy hoạch trình Chính phủ thông qua, trong đó ưu tiên hàng chục nghìn hecta đất dọc bờ biển chỉ để kêu gọi đầu tư các dự án du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp theo xu thế phát triển hiện nay của vùng và khu vực", ông Hưng nói thêm.

     

    Theo ông Hưng, trước giờ khi nói đến xây dựng kế hoạch lấn biển luôn luôn phải thận trọng, cần nghiên cứu thật kĩ để tránh gây tác hại đến môi trường và kiến trúc cảnh quan trong vùng. Tuy nhiên, với đường bờ biển dài hàng trăm km của tỉnh, có những khu vực chỉ toàn bãi đá ngầm, bãi bùn thì nên ưu tiên cải tạo bằng các dự án du lịch hiện đại.

     

    Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh ưu tiên kêu gọi những nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn, có thương hiệu quốc tế, tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, thu hút được dòng khách cao cấp.

     

    Nam Phong https://www.bandatnenbaria.vn

     

    Theo Trí thức trẻ


  •  Theo nhận định từ các công ty nghiên cứu thị trường, khi nguồn cung sơ cấp thiếu hụt thì hoạt động mua bán chủ yếu diễn ra sôi nổi ở thị trường thứ cấp, đặc biệt ở sản phẩm nhà phố và đất nền. 

     

     

     

    Nguồn cung mới (sơ cấp) giảm đáng kể

     

    Theo báo cáo thị trường quý 3/2018 của một số đơn vị nghiên cứu thị trường, hầu hết các phân khúc bất động sản tại TP.HCM đều sụt giảm mạnh nguồn cung mới chào bán ra thị trường.

     

    Theo báo cáo quý 3 của CBRE Việt Nam, số lượng căn hộ chào bán mới tại Tp.HCM trong quý 3 đạt 6.711 căn hộ, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng năm 2018 có 22.363 căn được chào bán, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ. Xét về tỉ lệ giữa các phân khúc sản phẩm, phân khúc hạng sang tiếp tục khan hiếm nguồn cung, không có dự án nào chào bán mới trong quý.

     

    Phân khúc cao cấp chiếm 40% tổng nguồn cung mới, trung cấp chiếm 52%, phân khúc bình dân chiếm 8% tổng nguồn cung. Theo CBRE thì các chủ đầu tư tránh tháng ngâu và người mua cũng cân nhắc kỹ lưỡng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm cung.

     

    Điểm đáng chú ý trên thị trường là nguồn cung biệt thự, nhà phố, đất nền mở bán ở giai đoạn 3 tháng vừa qua rất hạn chế. Theo CBRE, thị trường nhà phố và biệt thự xây sẵn Tp.HCM đã trải qua một quý giao dịch trầm lắng do sự khan hiếm về nguồn cung. 

     

    Bên cạnh đó, các dự án mở bán ở quý này chủ yếu có quy mô nhỏ (dưới 20 căn/dự án) với giá bán dao động từ 2.273 USD/m2 đất (khu biệt thự Vạn Xuân Riverview) đến 6.737 USD/m2 đất (Lancaster Eden).

     

    JLL Việt Nam cũng nhận định, biệt thự, nhà phố nguồn cung mới đạt 814 căn, giảm đến 47% theo quý do lượng mở bán mới tương đối hạn chế trong tháng 7 âm lịch.

     

    Còn theo các doanh nghiệp BĐS, trong quý 3 doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các hoạt động tiền bán hàng chẳng hạn như tuyển đội ngũ nhân viên kinh doanh, huấn luyện dự án, thu thập đặt giữ chỗ chuẩn bị cho các đợt bung hàng lớn dự kiến vào cuối năm.

     

    Thị trường thứ cấp tăng giá, sôi động?

     

    Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, do sự thiếu hụt về nguồn cung mới,hoạt động của thị trường chủ yếu diễn ra sôi nổi ở thị trường thứ cấp, đặc biệt là với sản phẩm nhà phố. Điều này thể hiện ở việc giá bán thứ cấp cho loại hình sản phẩm nhà phố xây sẵn tại một số trường hợp trong quý 3/2018 đã tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

     

    Theo ghi nhận thị trường, hiện tại hoạt động mua bán BĐS liền thổ, căn hộ chung cư chủ yếu diễn ra ở thị trường thứ cấp với giá chênh ít nhất từ 7-10% so với đầu năm. Trong đó, phân khúc nhà phố, biệt thự khan nguồn cung mới được xem điểm sáng của thị trường về tăng giá thứ cấp. Theo JLL, giá bán thứ cấp nhà phố, biệt thự tăng khoảng 2-3% theo quý, đặc biệt có những dự án tăng 5-7% trong vòng 3 tháng.

     

    Trong khi đó, ở thị trường căn hộ, giao dịch hiện tại cũng chủ yếu diễn ra ở những dự án gần hoàn thiện hoặc đang trong quá trình xây dựng. Giá thứ cấp cũng biến động tăng từ 5-7% trong vòng 6-8 tháng.

     

    Xét về giá bán, mặt bằng giá trung bình tiếp tục tăng trong quý 3/2018. Giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ghi nhận ở mức 1.607 USD/m2, tăng 2% so với quý trước và tăng 10% so với năm trước. Giá bán tăng được ghi nhận tại các dự án trung và cao cấp có vị trí tốt. Xét về vị trí, các quận ở khu Đông như Quận 2, Quận Thủ Đức và Quận 9 ghi nhận mức tăng 5%-7% so với quý trước.

     

    Xét theo các khu vực bán hàng thuộc Tp.HCM thì theo các chuyên gia, khu Đông vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các giao dịch của toàn thị trường. Trong đó, Quận 2 chiếm 33% số giao dịch và Quận 9 chiếm 45% số giao dịch trên địa bàn TP.

     

    Riêng ở phân khúc đất nền tại Tp.HCM, nguồn cung mới tiếp tục khan hiếm, không có dự án quy mô mở bán. Do đó, giao dịch hiện nay ở phân khúc này chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp, giá biến động tăng trong 3 tháng qua rơi ở mức 7-10%. Các nền đất có sổ được người mua thực tìm kiếm nhiều nhất.

     

    Theo bà Dung, trong quý cuối năm 2018, một số dự án được triển khai sẽ khiến mặt bằng giá phân khúc hạng sang tăng mạnh. Về khu vực, phía Đông và phía Nam sẽ tiếp tục là các điểm nóng của thị trường vào quý cuối năm. 

     

    Với lượng lớn nguồn cung trong quý 4, số căn bán được dự kiến cũng sẽ tăng mạnh nhờ nhu cầu đến từ cả nhà đầu tư và người mua để ở, khách nước ngoài và khách trong nước. "Hiện lượng đặt chỗ lớn ở các dự án chuẩn bị mở bán khá lớn cho thấy thị trường vẫn đang nhận được sự quan tâm của người mua", bà Dung khẳng định.

     

    Hạ Vy

     

    Theo Nhịp sống kinh tế