• Động thái siết quy hoạch phân lô, bán nền dường như không làm giảm sức nóng của thị trường bất động sản Vũng Tàu thời gian gần đây.

    Từ đầu năm 2018 đến nay, giao dịch nhà đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu đặc biệt là khu vực trung tâm Bà Rịa, TX. Phú Mỹ, Tân Thành, Châu Đức… liên tục giữ nhịp sôi động. 

    Ông Trần Quang Hiền - Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP Vũng Tàu (thuộc Sở TN-MT) cho biết, chỉ riêng tháng 2/2018, TP Vũng Tàu có hơn 500 hồ sơ nhà đất được chuyển nhượng mua bán, sang tháng 3 con số này tăng gần gấp đôi, đạt 956 hồ sơ, còn riêng nửa đầu tháng 4/2018, số hồ sơ chuyển nhượng cũng xấp xỉ gần 500.

    Gần đây, lượng hồ sơ mua bán, giao dịch bất động sản tại các địa phương trên địa bàn TP tăng cao từ 20-30%, thậm chí lên đến 50%.

    Những khu vực như huyện Tân Thành, Long Điền, Xuyên Mộc cách đây hơn một năm còn khá yên ắng, nay xuất hiện nhiều sàn giao dịch mới mọc lên, số lượng môi giới mua bán đất ra quân ngày càng nhiều. Sản phẩm được giao dịch chủ yếu là loại hình đất nền sổ đỏ, nhà phố, biệt thự thuộc dự án hiện hữu.

    Đất nền tại dự án khu dân cư Golden City ngay mặt tiền Quốc lộ 55 dù chưa chính thức mở bán, song theo đại diện sàn phân phối hiện 100% sản phẩm đã được khách hàng đăng ký giữ chỗ.

    Dự án đất nền nhà phố, biệt thự cao cấp Barya Citi do Công ty Bất động sản Danh Khôi làm chủ đầu tư vừa bung ra gần đây cũng ghi nhận gần 90% sản phẩm được giao dịch. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư rao bán lại với giá thứ cấp chênh từ hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng tùy vị trí.

    Dự án Ramada by Wyndham Hồ Tràm Strip của Công ty Hồ Tràm Ship cũng vừa công bố chào bán thành công 100% sản phẩm đất nền biệt thự cao cấp tại dự án. Hiện giá thứ cấp của dự án này đã chênh thêm từ 10-15%.

    Theo chia sẻ từ các sàn môi giới, động thái siết quy hoạch phân lô, bán nền không làm giảm sức nóng của thị trường mà chỉ dẫn đến sự luân chuyển dòng tiền. Theo đó, dự án đất nền chưa đầy đủ yếu tố pháp lý hầu như bị dừng lại, dự án được xây dựng tốt, pháp lý hoàn thiện vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng. Tuy nhiên do dòng sản phẩm này khá khan hiếm nên giá bán tăng liên tục. 

    Cụ thể, đất nền sổ đỏ tại các tuyến đường trung tâm TP Bà Rịa được giao dịch ở mức từ 35-40 triệu/m2, tăng từ 7-10 triệu/m2 so với tháng 1/2018. Đất xung quanh Bệnh viện Bà Rịa, trên đường Nguyễn Văn Cừ, CMT8, Phạm Hùng, Hương lộ 2, Võ Văn Kiệt giá từ 20-25 triệu/m2 tăng lên mức từ 27-36 triệu/m2.

    Ngoài ra, tại các phường khác như Long Tâm, Hòa Long, Kim Dinh giá đất nền từ mức 7-8 triệu/m2 hiện tăng lên từ 12-16 triệu/m2. Với các huyện xa trung tâm như Tân Thành, Châu Đức, đất nền sổ đỏ gần khu công nghiệp giá tăng từ 2,5-3 triệu/m2. Huyện Long Điền, nơi được coi là tâm điểm của thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu, giá đất cũng tăng lên từ 3-4 triệu/m2.

    Xu hướng tăng giá bất động sản tại Vũng Tàu còn chịu tác động mạnh từ làn sóng săn bất động sản vùng ven TP.HCM của giới đầu tư địa ốc. 

    Trong 2 năm trở lại đây, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tâm điểm thu hút hàng loạt dự án lớn: Hưng Thịnh mua lại quỹ đất thuộc 4 dự án lớn ngay trung tâm TP. Vũng Tàu; Novaland tham gia đầu tư dự án Palm Beach; chúa đảo Tuần Châu đề xuất dự án nghỉ dưỡng rộng gần 400ha; Công ty Bất động sản Danh Khôi thâu tóm 10 ha ngay trung tâm TP. Bà Rịa để phát triển thành KĐT Barya Citi, khu nhà phố và biệt thự cao cấp đầu tiên tại TP. Bà Rịa… Mới đây, Công ty Korea Infrastructure Company Limited (Hàn Quốc) cũng tiết lộ ý định đầu tư dự án du lịch, nghỉ dưỡng, sân golf Paradise và KĐTM Bàu Trũng quy mô 3,2 tỷ USD. ….

    Ông Dương Minh Tiến - Tổng giám đốc Công ty CP Asia New Time cho rằng, Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều lợi thế để trở thành thị trường bất động sản sôi động của phía Nam. Hạ tầng của Bà Rịa - Vũng Tàu đang phát triển mạnh, việc UBND tỉnh chấp thuận xây dựng sân bay chuyên dụng Lộc An; cảng quốc tế Cái Mép; tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành; tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu; đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu; đường cao tốc Xuyên Á… đang giúp địa phương này thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế.

    "Tất cả yếu tố hạ tầng này đã thúc đẩy xu hướng đầu tư đón đầu tiềm năng bất động sản trung tâm Bà Rịa - Vũng Tàu và hình thành làn sóng đổ về đây săn quỹ đất sạch" - ông Tiến cho biết.

    KỲ II: Rủi ro tiềm ẩn
    PHƯƠNG UYÊN 


  • Tại Đồng Nai đoàn đã nghe lãnh đạo Sở Xây dựng Đồng Nai báo cáo về những kết quả đã đạt được và khó khăn, bất cập trong thời gian qua.

    Từ khi Luật Xây dựng 2014 và các văn bản hướng dẫn dưới luật được ban thì Đồng Nai tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ. Điển hình như Sở Xây dựng đã tham mưu cho UBND tỉnh Đồng Nai ban hành các quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình. Theo đó, đã cụ thể hóa quy trình và điều kiện cấp, miễn giấy phép xây dựng đảm bảo phù hợp với tình kình kinh tế xã hội của địa phương rút ngắn thới gian cấp phép xây dựng từ 30 xuống còn 20 ngày.

    Năm 2017, Đồng Nai đã cấp giấy phép xây dựng cho gần 7.000 công trình, trong đó UBND tỉnh cấp 12 giấy phép, Sở Xây dựng cấp 74 giấy phép, còn lại là các huyện và ban quản lý cấp…

    Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trong năm 2017, Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đã tổ chức thẩm định được 77 dự án đầu tư xây dựng, 33 thiết kế cơ sở, 260 thiết kế công trình (sau thiết kế cơ sở). Hiện nay, UBND tỉnh đang giao Sở Xây dựng chủ trì soạn thảo “Quyết định Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư, thiết kế, dự toán xây dựng công trình sử dụng vốn ngoài vốn đầu tư công; trách nhiệm quản lý chất lượng, bảo trì, giải quyết sự cố công trình xây dựng và an toàn lao động trong thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”nhằm cụ thể hóa các quy định về thẩm định các dự án đầu tư xây dựng quy định Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định 42/2017/NĐ-CP; quản lý chất lượng công trình tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

    Các dự án về nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp đến nay đã hoàn thành 2.710 căn hộ, giải quyết chỗ ở cho trên 10.000 công nhân lao động.

    Dịp này, lãnh đạo Sở Xây dựng Đồng Nai cũng nêu những bất cập thực tế về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Cụ thể là việc hoán đổi đất 20%: Đối với dự án dưới 10 ha, quy định hiện nay cho phép chủ đầu tư được quyền lựa chọn hình thức tự đầu tư, hoặc bàn giao hoặc hoán đổi bằng tiền hoặc bằng nhà. Thực tế là tại các dự án tại các địa bàn đô thị, nhất là tại thành phố Biên Hòa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đồng Nai thì hầu hết chủ đầu tư lựa chọn theo hình thức hoán đổi. Như vậy tại các đô thị có nhu cầu nhà ở xã hội cao, đặc biệt là tại thành phố Biên Hòa sẽ thiếu quỹ đất 20%. Sở Xây dựng Đồng Nai đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/201/NĐ-CP theo hướng: việc cho phép hoán đổi quỹ đất 20% do UBND cấp tỉnh xem xét tùy tình hình thực tế, không trao quyền lựa chọn cho doanh nghiệp.

    Thay mặt đoàn công tác, ông Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Xây dựng đánh giá cao công tác quản lý Nhà nước của ngành Xây dựng Đồng Nai trong thời gian qua, góp chung vào thành tích đã đạt được của cả tỉnh. Đồng thời ông Hải cũng ghi nhận những kiến nghị của Đồng Nai để báo cáo lãnh đạo Bộ Xây dựng để phân công cho các cơ quan chuyên môn xem xét và trả lời. Bên cạnh đó, cũng yêu cầu Đồng Nai tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tuy nhiên vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các công việc, đẩy mạnh hơn nữa về vật liệu không nung, quy hoạch, phát triển đô thị, thoát nước, nghĩa trang, xử lý chất thải, thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu, nhà ở và thị trường bất động sản, xử lý các vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng…

    Tin: Nguyễn Thị Huệ


  • Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lại là khu vực giáp ranh TP.HCM với hệ thống hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, thị trường bất động sản Biên Hòa (Đồng Nai) được ghi nhận phát triển sôi động, dự báo sẽ càng tăng nhiệt vào những tháng cuối năm 2018.

    “Đòn bẩy” hạ tầng

    Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Biên Hòa là một trong những đô thị công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, nơi tập trung rất nhiều khu công nghiệp quy mô lớn và thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Biên Hòa cũng là khu vực tập trung đông dân, đặc biệt là người lao động, đội ngũ chuyên gia và nguồn nhân lực cấp cao đang có nhu cầu rất lớn về chỗ ở.

    Không những thế, theo quy hoạch vùng TP.HCM định hướng đến năm 2030, thành phố Biên Hòa sẽ trở thành một thành phố phát triển năng động thuộc vùng kinh tế hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

    Hiện nay, thời gian di chuyển từ Biên Hòa tới trung tâm TP.HCM và những khu vực lân cận đã được rút ngắn hơn rất nhiều nhờ nút giao thông 3 tầng ngã ba Vũng Tàu và các tuyến đường trọng điểm như: Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 51, Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Đặc biệt, tuyến đại lộ ven sông rộng 60m đang hình thành cũng sẽ giúp cho việc kết nối trở nên dễ dàng, nhanh chóng.

    Ngoài hệ thống hạ tầng hiện hữu, thời gian gần đây, hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm đang và sắp được triển khai đồng bộ giúp kết nối thông suốt tuyến đường từ TP.HCM về Đồng Nai như việc kéo dài tuyến metro số 1, mở rộng Xa lộ Hà Nội, đường Nguyễn Thị Định hay xây cầu Cát Lái.

    Cùng với đó, các tuyến cao tốc hướng tâm và đường vành đai đã được quy hoạch cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tạo mạng lưới giao thông huyết mạch kết nối các tiểu vùng đô thị với trung tâm TP.HCM ngày càng hoàn thiện như: đường Vành đai 3, Cao tốc Bến Lức – Long Thành, Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

    Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng đang dồn lực để nâng cấp thành phố Biên Hòa phát triển trở thành đô thị vệ tinh độc lập trực thuộc trung ương vùng đô thị TP.HCM trong tương lai. Dự kiến, dòng vốn 36.000 tỷ đồng sẽ được rót vào để thực hiện các dự án nâng cấp và chỉnh trang đô thị.

    Sôi động thị trường đất nền Biên Hòa

    Nằm giáp ranh với khu Đông của TP.HCM, Biên Hoà gần như đã trở thành thị trường “sân sau”, chia sẻ không gian và nhu cầu bất động sản với TP.HCM. Thị trường tại đây ngày càng có sức hút lớn trong mắt các nhà đầu tư, nhất là khi có nhiều thông tin “nóng hổi” về quy hoạch phát triển hạ tầng, đáng chú ý như việc khởi công xây dựng sân bay Long Thành dự kiến vào cuối năm 2019.

    Lực đẩy mạnh mẽ về hạ tầng đã giúp khu vực phía Nam của cả nước hình thành nên vùng tứ giác bất động sản mới, trong đó Biên Hòa là một trong những thị trường được dự báo sẽ phát triển sôi động ở nhiều phân khúc, nhất là vào những tháng cuối năm 2018.

    Theo khảo sát của đơn vị nghiên cứu thị trường, giá nhà đất tại Biên Hòa hiện đã tăng từ 20 – 50% so với thời điểm đầu năm 2018. Riêng với loại hình đất thổ cư, đất nền, tuy giá không tăng mạnh như nhà phố nhưng cũng ngấp nghé mức 20-30% so với đầu năm.

    Đơn cử như tại khu vực trung tâm các phường An Bình, Bình Đa, Tam Hiệp, Tân Vạn, Tân Phong, mức giá rơi vào tầm 17 – 33 triệu đồng/m2. Khu vực phường Hóa An, giá dao động trong khoảng 17,5 – 20 triệu đồng/m2; đường Nguyễn Thị Tồn thuộc Hóa An giá chào bán từ 12,5 – 15 triệu đồng/m2 với các lô đất hẻm và 17,5 – 24 triệu đồng/m2 với đất mặt tiền đường, tăng gần 5 triệu đồng/m2 so với đầu năm.

    Bên cạnh đó, đất nền phường Bửu Hòa có giá từ 18 – 22 triệu đồng/m2, tăng từ 4 – 6 triệu đồng/m2 so với đầu năm. Đất mặt tiền đường Bùi Hữu Nghĩa giá nhiều lô được rao bán từ 19,7 – 25 triệu đồng/m2. Đất gần cầu mới Hoá An, giá mềm nhất là 16,5 – 17 triệu đồng/m2, cao nhất lên đến gần 30 triệu/m2, tăng từ 5 triệu đồng/m2. Còn đối với các khu xa dân cư như Tam Phước, Phước Tân giá cũng lên tầm 15 -17 triệu đồng/m2 với vị trí đẹp. Nhìn chung mức tăng đều từ 4 – 8 triệu đồng/m2 so với đầu năm.

    Tính đến thời điểm hiện tại, khu vực Biên Hòa đã có rất nhiều dự án đất nền với quy mô lớn đang được phát triển. Cụ thể như Khu đô thị Long Hưng – Dreamland City của DonaCoop nằm tại đường Hương lộ 2, thuộc khu vực xã Long Hưng với quy mô 1.300ha. Dự án Khu dân cư Phước Tân (xã Phước Tân) rộng gần 50 ha do Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng An Hưng Phát làm chủ đầu tư. Dự án Paradise Riverside (xã Phước Tân) quy mô 156 ha và Golden Center City 3 (xã Tam Phước) rộng hơn 19 ha do Kim Oanh Group đầu tư và phân phối.

    Bên cạnh loạt dự án đang được tiếp tục mở bán rải rác, thị trường chỉ chào đón duy nhất một dự án lớn có sức ảnh hưởng là Bien Hoa New City vừa được Tập đoàn Hưng Thịnh chính thức giới thiệu. Dự án có quy mô 118,95 ha nằm liền kề sân golf Long Thành, cách sân bay quốc tế Long Thành chỉ 10 phút di chuyển.

    Hai sản phẩm bất động sản mà dự án sở hữu là nhà liên kế và biệt thự liền kề với tầm nhìn sân golf đang rất thu hút giới đầu tư, bởi có thể nói đây là những sản phẩm hiếm có trên thị trường. Được biết, đây còn là dự án hiếm hoi khách hàng khi mua có sổ đỏ.

    Với lợi thế là dự án mới, giá bán tương đối cạnh tranh từ 10 triệu đồng/m2, thấp hơn mặt bằng chung khá nhiều, dự án này hứa hẹn sẽ tạo sức ảnh hưởng lớn và thay đổi cục diện giao dịch nhà đất Biên Hòa trong thời điểm cuối năm.

    Giới địa ốc dự báo những tháng cuối năm, thị trường bất động sản tại Biên Hòa sẽ càng tăng nhiệt bởi sự đa dạng về sản phẩm, mức giá cũng như chiến lược cạnh tranh trong chính sách bán hàng của các đơn vị phát triển và phân phối dự án.

    Hãy gọi ngay PKD đất nền Đồng Nai 1900636895 hoặc Zalo 0967732911

    Phương Thảo


  • Ông Lê Hoàng Châu nhắc tới tên Thành phố mới Nhơn Trạch và cho đó là "cú lừa lớn nhất 10 năm qua". Nhơn Trạch hiện nay còn chưa có cả thị trấn thì làm sao nói chuyện đô thị loại 1, loại 2.

     
    Sáng nay (14/9), tọa đàm Thị trường bất động sản Đồng Nai: nhận diện cơ hội và rủi ro" được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
    Ngừng quy hoạch 21.000 ha đất quanh sân bay Long Thành
     
    Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó giám đốc Sở Xây dựng kiêm Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản tỉnh Đồng Nai cho biết, ngoài quy hoạch lõi 5.000 ha sân bay Long Thành, tỉnh còn có quy hoạch 21.000 ha xung quanh sân bay để làm công nghiệp phụ trợ, khu đô thị, khu dân cư.
     
    Vừa qua, tỉnh đã dừng lại toàn bộ quy hoạch 21.000 ha này và điều chỉnh lại quy hoạch so với quy hoạch được phê duyệt cách đây 7 - 8 năm. Tỉnh cũng xin phép Chính phủ thuê tư vấn nước ngoài để điều chỉnh lại. Đây chính là vấn đề để nói tiếp câu chuyện của nhà đầu tư thứ cấp.
     
    Ông Lâm phân loại đất Đồng Nai làm 3 nhóm đầu tư, gồm nhóm tiệm cận gắn liền không gian đô thị hiện có, nhóm vùng ven và nhóm dài hạn.
     
    Đối với nhóm tiệm cận gắn liền không gian đô thị hiện có, ông Lâm chỉ ra gồm TP Biên Hòa, Long Khánh, Long Thành, Trảng Bom. Nhóm này quỹ đất đã hết, dân cư lại đông đúc, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã phát triển, công tác giải phóng mặt bằng gặp khá nhiều khó khăn. Những nhà đầu tư đã làm xong công tác bồi thường, không nợ ngân hàng và đầu tư từ lâu thì vừa qua thắng lớn.
     
    Với nhóm vùng ven, thời gian đầu tư phải từ 5 - 7 năm. Đất cũng đã giải phóng mặt bằng nhưng hạ tầng kỹ thuật còn khó khăn nên đầu tư phải phân kỳ. Nhà đầu tư nếu không có đủ tiềm lực tài chính sẽ phải vay vốn ngân hàng, rủi ro khá cao khi gặp áp lực với lãi suất và thời gian hoàn thành dự án kéo dài.
     
    Nhóm thứ ba là nhóm dài hạn, đất đầu tư là vùng 21.000 ha quanh sân bay Long Thành, có thể gặp rủi ro khi quy hoạch chưa hình thành.
     
    Theo ông Lâm, hai nhóm đầu tiên có hiệu quả tốt khi đầu tư, thu được ngay tiền. Nhóm thứ ba dài hơi và rủi ro cao, chưa thể định hướng.
    Cú lừa lớn nhất 10 năm mang tên Thành phố mới Nhơn Trạch
     
    Nhiều nhà đầu tư thứ cấp và người mua đều vỡ vụn khi đến nay khu này mới chỉ là cỏ hoang. Ông Châu cho rằng một bộ phận kinh doanh không tử tế khi tung tin về thành phố mới Nhơn Trạch khiến nhiều người lao đao, đó là hành vi không đúng đắn, không có trách nhiệm với người tiêu dùng.
     
    Liên quan tới dự án Nhơn Trạch, ông Châu nói Chính phủ đã phê duyệt cầu Cát Lái nối quận 2 (TP HCM) với Nhơn Trạch, cây cầu này dành cho xe hỗn hợp. Khoảng 5 năm nữa, nhờ cây cầu này, bất động sản Nhơn Trạch sẽ cất cánh và đây là cơ hội cho nhà đầu tư. Ông Châu kỳ vọng các cơ quan chức năng sẽ thúc đẩy dự án đúng tiến độ.
     
    Ông Châu cũng cho biết vừa qua, Hiệp hội có nhận được đơn kêu cứu của khoảng 300 người dân mua hàng của hai công ty làm dự án ở Nhơn Trạch, Trảng Bom. Tuy nhiên, thủ đoạn của môi giới là giấu tên dự án, đổi tên chủ đầu tư, sửa lại bản vẽ quy hoạch 1/500, thêm nhiều diện tích không có trong thiết kế, thay đổi giá bán căn hộ, dùng chim mồi....
     
    Ông Châu thừa nhận thị trường có tình trạng đầu cơ, thu gom lượng lớn sản phẩm đủ để chi phối thị trường ở dự án đó, sau đó làm giá theo ý mình, khống chế thị trường. Đại diện Hiệp hội cảnh báo cần có biện pháp chặt chẽ quản lý về mặt nhà nước để làm sao không xảy ra tình trạng đầu cơ lũng đoạn, có công cụ về tín dụng, về thuế suất thuế đầu cơ, hạn chế tình trạng này.
     
    Từ bất cập của Đồng Nai về việc phân lô bán nền, cỏ mọc um tùm quanh dự án, ông Nguyễn Minh Khang, Quyền Tổng giám đốc Công ty LDG kiến nghị tỉnh nên điều chỉnh lại khi phê duyệt quy hoạch, cần yêu cầu nhà đầu tư phải đầu tư cái gì trên đó rồi mới được bán, ví dụ đô thị, các tiện ích... "Bán đất nền cho dân xong 5 năm sau quay lại vẫn cỏ mọc hoang, điều này là bất cập. Tất cả các tiện ích trong khu đô thị phải làm trước, phải xây sẵn nhà cho dân vào ở. Điều này vừa minh bạch hóa pháp lý vừa phát triển dự án đông đúc hơn, thật sự hơn", ông Khang nói.
     
    Khổng Chiêm
     

    Người đồng hành


  • Nhờ hệ thống hạ tầng kết nối với TP HCM đang được hoàn thiện, thị trường bất động sản tỉnh Đồng Nai đang tăng trưởng nóng, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, theo thông tin tại toạ đàm về thị trường bất động sản của tỉnh này diễn ra ngày 14/9. 

    Trong các tỉnh lân cận TP HCM, Đồng Nai sở hữu lợi thế lớn vì nằm ở vị trí giao điểm của nhiều tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam, cao tốc TP HCM-Long Thành-Dầu Giây, Bến Lức-Long Thành, Dầu Giây-Phan Thiết, cầu Phước Khánh nối Cần Giờ với Nhơn Trạch và tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên dự kiến sẽ kết nối với thành phố Biên Hòa…

    Đặc biệt, dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đã khiến thị trường bất động sản Đồng Nai thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư TP HCM trong xu thế giãn dân ra các thành phố vệ tinh khi nội thành đã khan hiếm quỹ đất.

    Theo số liệu đưa ra tại toạ đàm “Thị trường Bất động sản Đồng Nai: Nhận diện cơ hội và rủi ro” do Báo Đầu tư tổ chức, hiện Đồng Nai đã thu hút gần 300 dự án bất động sản của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó, nhiều dự án có số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD.

    Còn theo thống kê của Savills, tính tới hết năm 2016, Đồng Nai có tổng cộng 55 dự án nhà ở, cung cấp gần 30.200 sản phẩm bất động sản (căn hộ, nền đất) trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, trong tổng nguồn cung, thị trường thứ cấp chiếm áp đảo (90%) với khoảng 27.600 sản phẩm. Trong khi đó, thị trường sơ cấp chỉ có khoảng 2.600 sản phẩm, cho thấy những dấu hiệu bất ổn trong phát triển bất động sản tại tỉnh này.

    Nhìn tổng thể, các nhà đầu tư vào Đồng Nai trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào đất nền với mục tiêu dài hạn từ 5-7 năm. Giá đất Đồng Nai tương đối rẻ, từ 4-4,5 triệu đồng/m2 tại Long Thành, Nhơn Trạch; 3,5 triệu đồng/m2 tại Trảng Bom, Giang Điền.

    Trong cơn nóng sốt, thị trường đã xuất hiện hiện tượng đầu tư tự phát, người dân có quỹ đất nông nghiệp rộng bắt đầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thực hiện phân lô, bán nền tràn lan, dẫn đến phá hỏng quy hoạch.

    “Vài năm trước, tôi đã chứng kiến nhiều lô đất 3.000-4.000 m2 bị xẻ ra bán khiến thị trường sốt ảo, quy hoạch bị ‘băm nát’”, ông Nguyễn Minh Khang, quyền Tổng giám đốc Tập đoàn LDG nói.

    Ông Khang cho biết, nhiều doanh nghiệp ồ ạt đầu tư và mở bán các dự án tại Đồng Nai nhưng lại bỏ qua hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nên ba, bốn năm sau vẫn không có người đến ở, rất lãng phí.

    Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội bất động sản TP HCM, lợi dụng tâm lý của các nhà đầu tư, một số công ty môi giới bất động sản đã đổi tên dự án, đổi tên chủ đầu tư, thay đổi thiết kế, bổ sung các tiện ích không đúng như phê duyệt, thậm chí, kê khống giá bán và dùng "chim mồi" để dụ dỗ, lừa đảo khách hàng.

    Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Đồng Nai cho biết, những năm gần đây thị trường bất động sản tỉnh này trở nên nhộn nhịp là nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là dự án sân bay quốc tế Long Thành.

    Tuy nhiên, với phần đất 21.000 héc ta quanh sân bay Long Thành được quy hoạch làm khu công nghiệp, khu đô thị, phụ trợ cho dân cư hiện đã được tỉnh cho dừng lại để điều chỉnh cho phù hợp.

    Để ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền tràn lan, tỉnh Đồng Nai cũng tạm ngưng không cấp phép tách thửa để trình xin quy định tách thửa mới.

    Theo ông Lâm, hiện có 3 nhóm dự án bất động sản ở Đồng Nai. Nhóm thứ nhất hình thành trong các khu đô thị hiện có như thành phố Biên Hòa, thị trấn Long Thành, Trảng Bom, Long Khánh. Tuy nhiên, quỹ đất trung tâm dành cho nhóm này đã được đầu tư gần hết.

    Nhóm thứ 2 tâp trung ở vùng ven của những thị trấn, đô thị, chưa có sự kết nối đồng bộ với hạ tầng chính, hạ tầng xã hội cũng chưa đảm bảo. Những dự án của nhóm này có diện tích từ 200-300 héc ta, chủ yếu là đất nền, tổng vốn đầu tư lớn nên đương nhiên sẽ phân kỳ đầu tư và kêu gọi nhiều nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư thứ cấp. Loại hình này đòi hỏi thời gian đầu tư từ 5-7 năm.

    Nhóm thứ 3 tập trung quanh những khu vực đón đầu quy hoạch, chưa có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Với loại hình này, nhà đầu tư cần có năng lực, tài chính mạnh để giảm thiểu rủi ro do thời gian đầu tư có thể kéo dài trên 10 năm.

    Cao Ban

     

    Thời báo Kinh tế Sài Gòn